Sau bão, ngư dân Bình Định tấp nập vươn khơi

Bão nối bão đổ bộ biển Đông khiến cho việc vươn khơi đánh bắt cũng như đưa cá về cảng tiêu thụ của ngư dân Bình Định gặp vô vàn khó khăn. Sau nhiều ngày tránh trú bão, các chủ tàu chưa kịp vui vì tàu đã cập cảng thì đã “méo mặt” vì cá để lâu, không đảm bảo độ tươi nên mất giá.

đánh bắt cá
Vào bờ, chất lượng cá không còn tươi nên mất giá. Ảnh: N.T

Lỗ cả trăm triệu một chuyến biển

Tại cảng cá Quy Nhơn, đã có nhiều tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân đã cập cảng để bán cá sau nhiều ngày tránh trú bão. Tuy nhiên, nhiều chủ tàu ngao ngán vì chất lượng cá không còn tươi, cùng với đó là khoản lỗ lên đến cả trăm triệu đồng vì cá mất giá.

Cập cảng với khoảng 10 tấn cá các loại, ông Nguyễn Văn Bé (ở xã Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) - chủ tàu cá BĐ 97936 TS - cho biết, do các cơn bão xuất hiện nối tiếp nhau, việc khai thác cũng như đưa cá vào tiêu thụ của tàu gặp nhiều khó khăn.

“Bình thường tàu đi khoảng 20 ngày về, cá có chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, đợt này, bão liên tiếp khiến việc cập cảng kéo dài lên 35 ngày. Trong thời gian trú bão, đá dự trữ trên tàu hết nên nhiều phần cá bị hỏng” - ông Bé cho hay.

Nếu bình thường, đây cũng là một chuyến biển “kiếm được”, nhất là vào mùa biển động. Thế nhưng, cá hỏng, rớt giá mất 1 nửa. “Chuyến biển này tính sơ sơ, tôi cũng lỗ gần 100 triệu đồng rồi. Nghề biển thì vô chừng, tuy chuyến này lỗ nhưng chuyến sau có thể lời, nên dù sao, tôi cũng vẫn tiếp tục bám biển” - ông Bé chia sẻ.

Tương tự, nhiều tấn cá của tàu BĐ 98160 TS của ông Phan Thẳng (65 tuổi, ở xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn) cũng hỏng do tránh trú bão dài ngày. Chuyến biển này, ông Phan Thẳng mất khoảng 40 ngày mới có thể cho tàu cập cảng để bán cá. Chất lượng cá không còn đảm bảo, nên đợt này ông chỉ bán được hơn trăm triệu đồng tiền cá, trong khi với 3 tàu đi biển thì mỗi chuyến đi tốn khoảng 200 triệu đồng.

Vững vàng vươn khơi

Tranh thủ lúc biển êm sóng, các ngư dân xứ Nẫu lại chuẩn lương thực, nhu yếu phẩm để vươn khơi đánh bắt. Tại các cảng cá Tam Quan, Đề Gi, Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), không khí những ngày này hết sức nhộn nhịp, ngư dân nối nhau vượt sóng.

Ngư dân câu cá ngừ đại dương ở thị xã Hoài Nhơn có 2 ngư trường đánh bắt chính. Từ tháng 2 trở lại tháng 7, họ đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa. Tháng 7 trở lên đến cuối tháng 1 năm sau, họ đánh bắt ở ngư trường Trường Sa.

Ngư dân Trần Ngọc Mênh (53 tuổi, ở xã Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn) cho hay, hơn 1 tháng nay, tàu của ông phải đậu bờ vì bão biển nhiều. Hiện, nhà cửa của ông Mênh vẫn đang ngổn ngang vì bị gió đánh tốc mái, hư hại. Ông chỉ tạm khắc phục để tranh thủ ra khơi cho kịp mùa trăng.

Chuyến này ông bỏ kinh phí 150 triệu đồng. “Thấy ngư dân vươn khơi mạnh mẽ sau bão, các lực lượng chức năng tại cảng cũng tạo điều kiện hỗ trợ làm thủ tục ngay trên tàu để chúng tôi sớm ra khơi” - ông Mênh nói.

Ông Trần Văn Phúc - Quyền Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định - nói rằng, sau khi hết cấm biển, ngư dân bắt đầu ra khơi. Thường các ngư dân đi đánh bắt từ ngày 18-20 ÂL, nhưng do bão, nên các tàu ra khơi không nhiều.

Báo Lao Động
Đăng ngày 24/11/2020
Nguyễn Tri
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 21:09 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 21:09 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 21:09 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:09 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 21:09 23/04/2024