Sau nửa tháng săn tôm hùm nhí, nhiều ngư dân kiếm đến trăm triệu

Những ngày vừa qua vùng biển Khánh Hòa xuất hiện dày tôm hùm nhí, ngư dân bẫy bắt kiếm tiền triệu mỗi ngày nên rất phấn khởi.

tôm hùm giống
Tôm hùm nhí được thu mua sau đó bán lại cho người nuôi thương phẩm. Ảnh: KS.

Ở khu vực Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP Nha Trang) ngư dân nhộn nhịp chuẩn bị ngư cụ để săn tôm hùm nhí. Đây là loại tôm có kích thước nhỏ bằng chân nhang, thân hình trong suốt như thủy tinh. Tôm được khai thác để nuôi thương phẩm.

Theo các ngư dân, mùa khai thác tôm hùm nhí bắt đầu từ tháng 11 âm lịch kéo dài đến tháng 3 hoặc 4 năm sau. 5 năm trở lại đây việc khai thác tôm hùm nhí của ngư dân liên tục mất mùa nên nhiều người bỏ nghề. Khu vực Hòn Rớ trước đây vào mùa có hàng trăm hộ săn tôm, nhưng dần dần chỉ còn hơn chục hộ. Tuy nhiên năm nay biển trả lại mùa tôm hùm nhí với mật độ dày và sớm nên nhiều hộ quay lại với nghề.

Ngư dân Nguyễn Văn Tuấn bộc bạch: “Tôi đã bỏ nghề bẫy tôm hùm nhí 3 năm nay vì khai thác ngày càng ít. Nhưng năm nay, tôm hùm nhí xuất hiện khá sớm. Thấy nhiều người bẫy trúng đậm nên tôi cũng nhiều hộ khác quyết định quay lại nghề với hy vọng kiếm chút tiền sắm tết”.


Sau nửa tháng bẫy tôm hùm nhí nhiều ngư dân kiếm cả trăm triệu đồng. Ảnh: KS.

Anh Trần Văn Hòa ở khu vực Hòn Rớ cũng quay lại với nghề bắt tôm hùm nhí khi đã chuẩn bị hàng trăm bẫy nhử để đưa ra biển. Bẫy nhử được làm khá đơn giản gồm tấm lưới xanh dài khoảng 60cm được gấp lại hai, ba lần thành búi rồi cột với dây dài hơn 1 m với cục san hô phía dưới (gọi chung là đùm). San hô được khoan nhiều lỗ nhỏ. Các bẫy được cột vào một sợi dây dài hàng trăm mét, bẫy cách bẫy chừng hơn mét và ở vị trí mỗi bẫy được gắn các phao nổi.

Anh Hòa cho biết, khi thả bẫy xuống biển, tôm sẽ bám vào lưới sau đó men theo lưới di chuyển xuống chui vào cục san hô để ẩn nấp. Khi kéo bẫy lên, ngư dân chỉ cần tháo đùm khỏi sợi dây chung rồi giũ nhẹ, tôm con sẽ rơi ra. Sau đó bỏ tôm vào thùng nước biển có sục khí để đem vào bờ.

Cũng theo các ngư dân, tôm hùm nhí hiện không chỉ xuất hiện ở khu vực biển Nha Trang, mà còn có ở khu vực biển bãi Dài thuộc huyện Cam Lâm và TP Cam Ranh. Các ngư dân nơi đây đều tranh thủ khai thác dù đi ghe mất khoảng 3 tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Chị Trần Thị Hương, một trong 3 đầu mối thu mua tôm hùm nhí ở Hòn Rớ cho hay, nhờ bà con khai thác được tôm hùm nhí nên mỗi ngày chị thu mua từ 3.000 - 4.000 con, gấp đôi so với mọi năm nhưng chủ yếu tôm xanh.


Anh Tuấn quay lại với nghề bẫy tôm hùm nhí. Ảnh: KS.

“Hiện giá tôm được thu mua từ 27-28 ngàn đ/con (tôm xanh) thấp hơn năm ngoái gần 10 ngàn đ/con và từ 120-125 ngàn đ/con tôm bông (tôm sao) thấp hơn trên dưới 40 ngàn đ/con. Tuy nhiên nhờ khai thác tôm với số lượng nhiều nên bà con bỏ túi tiền triệu mỗi ngày”, chị Hương chia sẻ.

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, tôm hùm là đối tượng nuôi trọng điểm của tỉnh. Năm 2020, bà con thả nuôi trên 60.000 ô lồng, sản lượng trên 1.500 tấn. Hiện nay nguồn giống tôm hùm khai thác ngoài biển chỉ đáp ứng được 25-30% nhu cầu, số còn lại được mua từ các tỉnh lân cận như Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Quảng Ngãi hoặc nhập từ Indonesia, Philippines. Đối với tôm hùm nhí khai thác tại chỗ được người nuôi đánh giá hiệu quả nhất, tỷ lệ hao hụt thấp. Bởi tôm đã thích nghi với môi trường hiện tại.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 24/12/2020
Kim Sơ
Đánh bắt

Quản lý tôm hùm nuôi trong thời điểm giao mùa

Hiện đang vào thời điểm giao mùa dễ phát sinh dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã ban hành văn bản số 490/TCTS-NTTS gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển Nam Trung Bộ về việc hướng dẫn, tăng cường quản lý nuôi tôm hùm lồng.

Tôm hùm.
• 11:51 25/05/2021

Rủi ro không kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ tôm hùm giống

Tại Phú Yên, kiểm tra cho thấy hầu hết người nuôi tôm hùm chưa quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ lô tôm giống. Đây là rủi ro rất cao cho người nuôi.

Tôm hùm giống. Ảnh: AN.
• 13:51 04/05/2021

Khan hiếm tôm hùm giống

Tôm hùm là đối tượng nuôi lồng bè chủ lực tại nhiều địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là địa bàn huyện Vạn Ninh và TP. Cam Ranh. Hiện nay, tuy chấp nhận mua tôm giống với giá cao hơn mọi năm nhưng người nuôi vẫn chưa có đủ con giống.

Nguồn giống tôm hùm khan hiếm.
• 11:48 31/03/2021

Phòng và điều trị bệnh sữa trên tôm hùm trong mùa mưa

Bệnh sữa trên tôm hùm hay còn gọi theo tên địa phương là bệnh tôm sữa, bệnh đục thân. Bệnh do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia gây ra.

Bệnh sữa trên tôm hùm
• 14:01 11/01/2021

Thiệt hại đến 500 triệu USD nếu thuỷ sản Việt Nam bị áp “thẻ đỏ”

Dự kiến vào tháng 10 năm 2023, Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đánh giá lần thứ 4 về việc thực hiện biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định (IUU) tại Việt Nam.

Tàu cá
• 10:08 06/09/2023

Ngư dân Nghệ An câu được cá sủ vàng dài gần 1m

Vừa qua, một ngư dân Nghệ An đã câu được 1 con cá dài gần 1m. Con cá có màu vàng lấp lánh chạy dọc 2 bên thân, được đa số người dân đoán là cá sủ vàng.

Cá sủ vàng
• 15:52 05/09/2023

Bắt chem chép nuôi tôm hùm giúp ngư dân thu về hàng triệu đồng

Nghề nuôi tôm hùm không chỉ đang mở ra một lĩnh vực làm mới, mà còn đóng góp tích cực trong việc tăng thu nhập cho các gia đình tại vùng ven biển.

Con chem chép
• 11:15 13/08/2023

Bình Định tuyên truyền, tập huấn chống khai thác IUU

Sáng 8.8, tại phường Tam Quan Bắc, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) cho 130 ngư dân ở 6 xã, phường ven biển của TX Hoài Nhơn.

Lớp tập huấn
• 11:14 11/08/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 22:32 27/09/2023

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 22:32 27/09/2023

Điểm qua một số loại tôm phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tôm được bày bán. Điều này tạo điều kiện cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Song, cũng gây không ít khó khăn cho nhiều người trong việc phân biệt điểm giống, khác giữa một “rừng tôm” như thế.

Loài tôm
• 22:32 27/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 22:32 27/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 22:32 27/09/2023