"Săn" tôm hùm giống

Những ngày này đi dọc bờ biển Bình Thuận, đâu đâu cũng thấy ngư dân đang sửa chữa ngư lưới cụ chuẩn bị cho mùa vụ đánh bắt tôm hùm giống. Không khí rộn ràng tràn ngập vùng biển nơi đây.

"Săn" tôm hùm giống
Tôm hùm giống.

Đàn ông vác lưới, đàn bà cột dây…

Chúng tôi về xã Bình Thạnh trong những ngày cuối tháng 9 âm lịch khi trời chuyển cơn gió bấc, báo hiệu cho mùa bắt tôm hùm giống của bà con ngư dân địa phương. Dọc bãi biển từ Gành Rái đến Đồi Dương, vô số thúng chai được ngư dân tập trung tại bờ, nhiều đống lưới đùm được bung ra khắp nơi để sửa vá, thay phao, làm búi mới. Thúng, lưới, phao trải dài bãi cát lẫn trong tiếng cười, tiếng gọi nhau ơi ới của ngư dân… nhộn nhịp biển bờ.

Vừa hì hục bốc dỡ đống lưới đùm to cất cả mấy tháng trời ra, lão ngư Trần Văn Hơn (60 tuổi), cho biết, nghề lưới đùm ở vùng biển Tuy Phong có từ lâu lắm rồi, nhưng mỗi chỗ có cách bắt tôm khác nhau. Ở vùng biển êm sóng như Cửa Sứt (Phước Thể) thì người dân dùng đá san hô đục lỗ to chừng ngón tay trỏ, thả xuống biển để dụ tôm vào làm nơi ở. Hàng trăm cục đá nằm cách nhau chừng 1 gang tay, liên kết lại bằng những sợi dây tạo thành dàn, bên trên cột vào những rẻo lưới cũ hay phao xốp thả bồng bềnh trong nước. Kiểu bẫy “2 trong 1” đơn giản mà hiệu quả. Đêm, tôm hùm con bò đi kiếm ăn, gặp những chiếc tổ nhân tạo bèn chui vào, còn những con bơi lơ lửng trong nước thì bám vào lưới. Mỗi sáng, người dân chỉ việc đi kiểm tra, nhấc lên có tôm là “lượm tiền”. Còn ở vùng biển bãi ngang thường có sóng to, con nước chảy mạnh như Hòa Phú, Bình Thạnh, Chí Công thì chủ yếu là dùng búi lưới. Nghề lưới đùm khá đơn giản, chỉ cần tận dụng những tấm lưới cũ, rách có màu xanh nước biển, kết gấp thành búi bùng nhùng, mắc vào sợi dây triên, mỗi búi cách nhau chừng một mét, trên dây triên gắn phao xốp để nhận biết khi thả trên biển. Đánh lưới đùm chỉ cực khi bơi thúng chai, giở từng búi lưới để xem có tôm không, nhưng được cái là không phải lo vì chuyện xăng dầu tăng giá hay mất ăn mất ngủ vì sợ rủi ro. Lưới đùm thả xuống biển rồi, về nhà yên tâm ăn ngủ, sáng ra kéo lưới lên, ít nhiều cũng có tiền. Hôm nào “hên”  cầm chắc cả 5, 7 triệu đồng. Vốn ít lại thu lãi cao nên gần đây người làm nghề lưới đùm cứ tăng lên. Người ít trên dưới 1.000 đùm, nhiều trên 2.000 đùm…

Khu vực Trại Lưới (Bình Thạnh) có gần 50 hộ làm nghề lưới đùm, nhiều hộ đã chuẩn bị xong các dây lưới đùm chờ ngày thả xuống biển, số còn lại đang hối hả cột phao, cắt tỉa làm búi lưới mới... Chỉ tay vào cục lưới vừa mua về, anh Nguyễn Xuân Tâm (35 tuổi) bảo: “Số tiền bỏ ra để làm loại “bẫy” này cao lắm chục triệu đồng, chủ yếu là mua lại lưới cũ, thải ra của các nghề mành mực, mành cá…”. Theo anh Tâm, 1 kg lưới cũ có giá từ 25.000 - 30.000 đồng, với 70 kg lưới này, anh có thể cắt làm được 70 - 80 búi lưới đùm có chiều dài 1 m. Dù là lưới cũ, nhưng có độ bền khá cao, sử dụng được 6 - 7 năm thì mới hư phải thay lưới mới. Tuy nhiên, nếu dùng lâu thì không hiệu quả bởi lưới trở nên “cứng”, tôm hùm con rất khó bám vào.

Tuổi đời, tuổi nghề chưa nhiều, nhưng với sức trẻ, khát vọng vươn lên từ chính quê hương mình, anh Tâm đã tích góp từng vụ tôm để đến giờ có được vốn kha khá là 1.500 búi lưới đùm trên biển. Tuy vậy, mỗi năm mùa đùm chỉ “ăn” được 6 tháng, còn lại phải mưu sinh bằng nghề chăn nuôi kiếm tiền cho mấy đứa con ăn học. Đưa ánh mắt hướng ra biển, anh Tâm nói nếu vụ tôm năm nay “trúng” thì sang năm sẽ xây lại ngôi nhà chắc chắn hơn để gia đình có cơ ngơi đàng hoàng.

Rời Bình Thạnh, chúng tôi hòa theo dòng người và những chiếc xe ba gác máy chất cao những đống lưới đùm đổ về vùng biển Hòa Thắng (xã Hòa Phú), nơi được coi là thuận lợi cho việc bắt tôm hùm giống. Bãi biển hình chữ C, dài hơn chục km vào mùa săn tôm hùm giống vui nhộn hẳn lên. Dọc bờ biển, thanh niên trai tráng thì lăng xăng bốc vác, chuyển lưới vào điểm tập kết, đàn ông khỏe mạnh thì xông vào bung dỡ từng đóng lưới được xếp lại khi mùa tôm năm trước kết thúc, đàn bà con gái nhanh tay cắt thay lưới “cứng”, cột phao mới… Cơm nước sáng, trưa, chiều tối đều diễn ra ngay tại bãi biển, ăn xong là ai vào việc nấy cho kịp tiến độ. Nhìn những đôi tay rắn rỏi, thoăn thoắt, bước chân chắc nịch, lưng áo đẫm mồ hôi, nhưng trên gương mặt ai nấy vẫn ánh lên niềm vui khi đón mùa “lộc biển”. 

Anh Trần Văn Thành (46 tuổi), thị trấn Phan Rí Cửa cho biết, việc khai thác tôm hùm con không ảnh hưởng xấu đến môi trường, sinh thái biển. Vì ngư dân chỉ bắt tôm con chứ không bắt tôm mẹ. Năm nay gia đình anh sẽ thả tới khoảng 2.000 đùm, tăng hơn 500 đùm so với năm trước nên gần nửa tháng nay, anh phải huy động cả gia đình cùng nhau gia cố lại lưới, tăng tốc để kịp thả đùm vào đầu tháng 10 âm lịch. Khi nghe chồng nói vui “mỗi năm chỉ chờ đến dịp này để “lượm tiền”, chị Nguyễn Thị Thu (42 tuổi) dừng tay cột lưới, vén lại mái tóc xòa trước mặt sau cơn gió biển, bộc bạch: Gia đình em gắn bó với nghề lưới đùm hơn 10 năm rồi, cơm mắm, áo quần, sách vở, tết, lễ nghĩa… cho 4 đứa con và 2 vợ chồng đều nhờ vào lưới đùm này. Năm nay, vợ chồng em cố gắng làm để mong có cái tết đủ đầy cho con cái…

Làm chơi, ăn thiệt

Tôm hùm - loài hải sản quý và có giá trị kinh tế cao đang đem lại nhiều đổi thay cho các vùng quê nghèo ven biển. Con tôm giống hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác tự nhiên nên từ ngày nghề nuôi tôm hùm hưng thịnh, cũng chính là thời điểm những làng nghề săn tôm hùm giống phát triển.

Ngư dân đang đếm tôm hùm giống.

Mùa tôm hùm giống bắt đầu từ tháng 10 năm nay và kết thúc vào tháng 4 âm lịch năm sau, kéo dài trong 6 tháng. Dù là nghề tuyến lộng, nhưng ngư dân vẫn quan niệm “vạn sự khởi đầu nan”, khi thả đùm cũng phải coi ngó ngày, tháng đâu đó kỹ lưỡng để không gặp vụ mùa thất bát. Thường, ngư dân chọn thả mùa lưới đùm vào các ngày 3, 6, 9 tháng 10 âm lịch. Khi thả, phải vào buổi sáng sớm, canh con nước êm để dây lưới định hướng di chuyển của con tôm khi biển động sóng xô…

Trò chuyện với nhiều lão ngư thì được biết, năm nay ốc, sò lại dày hơn cá, mực, vùng đáy nước trồi mạnh hơn, biển động sóng lớn chắc con tôm sao, xanh, đinh… sẽ về nhiều. Đặc tính của con tôm hùm giống sống dưới đáy biển, nếu thời tiết biển động liên tục, sóng lớn thì tôm hùm giống sẽ trồi lên mặt nước theo dòng hải lưu bơi vào vùng biển gần bờ. Chính vì thế, biển động mới có tôm, biển động nhiều thì tôm nhiều, biển động ít tôm ít. Hơn nữa, con tôm ở xứ biển này sinh sống khỏe lắm, ít bị dịch bệnh nên các vùng nuôi tôm hùm lớn ở Phú Yên, Khánh Hòa… rất ưa chuộng. Cái nghề “làm giỡn, ăn thiệt” này cũng đem lại sự đổi đời cho nhiều người. Cách đây hơn năm, vừa “trúng” tôm, vừa được giá, trung bình mỗi ngày, người bắt ít cũng 20 - 50 con, người trúng nhiều 150 - 180 con, giá tôm từ 55.000 đồng/con tôm xanh, 220.000 đồng/con tôm sao. Qua 1 đêm, một ngư dân “bỏ túi” từ 3 - 5 triệu đồng. Chỉ 6 tháng trời, có gia đình đã thu hơn 400 triệu đồng tiền bán tôm hùm giống...

Đứng nhìn đại dương xanh bao la tít tận chân trời trong tiếng sóng bạc đầu theo cơn gió bấc, tôi nghe “lộc biển” đang về làng biển…

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 28/10/2019
Minh Chiến
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:41 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:41 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:41 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:41 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:41 29/03/2024