Say rượu, cá cũng tăng máu liều

Một nhóm các nhà khoa học đại học New York (Mỹ) phát hiện cồn khiến cá ngựa vằn phấn chấn và tỏ ra dũng cảm hơn.

cá ngựa vằn
Cồn làm cho cá ngựa vằn phấn chấn hơn hẳn, chúng tỏ ra ít sợ hãi và ngập ngừng hơn trong các hành động của mình. Ảnh: Independent

Các nhà nghiên cứu cho những con cá ngựa vằn vào bể chứa dung dịch ethanol, pha loãng theo các nồng độ 0%, 0,25%, 0,5% và 1%. Sau đó, họ thả chúng vào bể nước bình thường và theo dõi phản ứng của nhóm say xỉn với nhóm tỉnh táo.

Giáo sư Maurizio Porfiri, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết tương tự tác động đến con người, cồn làm cho cá ngựa vằn phấn chấn hơn hẳn, chúng tỏ ra ít sợ hãi và ngập ngừng hơn trong các hành động của mình. Con cá say cũng tỏ ra táo bạo, bơi nhanh hơn bình thường và trở thành con dẫn đầu đàn cá.

Một đặc điểm khác giống với con người là "tửu lượng" của cá ngựa vằn cũng có giới hạn nhất định. Những con bơi trong dung dịch 1% ethanol say bí tỉ, do đó kỹ năng lãnh đạo không thể hiện rõ ràng. Chúng bị tụt lại đằng sau những con bình thường và bơi khá loạng choạng.

Theo Independent, cá ngựa vằn có nhiều điểm tương đồng với con người về sự phát triển, hành vi và di truyền học. Một nghiên cứu khác trước đây cho thấy, trứng cá ngựa vằn bị ảnh hưởng của rượu khiến cá con sinh ra có xu hướng xa lánh cộng đồng. Nghiên cứu này nhằm mục đích góp phần tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc uống rượu bia của người mẹ tới đứa trẻ trong bụng.

Nhóm nghiên cứu đại học New York cho hay, hiện chưa thể khẳng định liệu cá vằn có trải qua những hệ quả sau cơn say hay không, vì chúng "trở lại hoàn toàn bình thường một ngày sau đó."

Vnexpress, 12/08/2015
Đăng ngày 13/08/2015
Thu Hiền
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 19:26 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:26 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 19:26 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 19:26 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 19:26 04/12/2024
Some text some message..