Sẽ quản lý đến từng tàu cá trên biển

Để quản lý đến từng tàu thuyền đánh cá, nâng cao chất lượng đánh bắt, giảm thiểu nguy cơ rủi ro trên biển, Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án xây dựng Hệ thống thông tin Nghề cá Việt Nam với kinh phí hơn 130 tỷ đồng.

Sẽ quản lý đến từng tàu cá trên biển
Sẽ quản lý đến từng tàu cá trên biển. Hình minh họa

Nguồn lợi thủy sản ngày một suy kiệt do nạn đánh bắt tràn lan, cộng với rủi ro ngày càng lớn trong nghề đánh bắt cá trên biển đã khiến ngư dân gặp không ít khó khăn. Hệ thống thông tin Nghề cá Việt Nam do Bộ NN&PTNT xây dựng, trình Chính phủ đặt ra mục tiêu khắc phục những nhược điểm trên, sát sao quản lý đến từng tàu thuyền đánh cá.
Mới có hơn 8% tàu cá được định vị

“Những diễn biến phức tạp trên Biển Đông thời gian gần đây đã tác động đến hoạt động sản xuất khai thác hải sản trên biển của bà con ngư dân”.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám

Theo Bộ NN&PTNT, ngành Thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn trong nông nghiệp. Không chỉ có vậy, sự hiện diện dân sự thường xuyên của hàng nghìn tàu thuyền khai thác hải sản trên các vùng biển Việt Nam đã đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tuy vậy, hiện nay ngành này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như tác động của biến đối khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh, các rào cản thương mại của thị trường thủy sản thế giới. “Những diễn biến phức tạp trên Biển Đông thời gian gần đây đã tác động đến hoạt động sản xuất khai thác hải sản trên biển của bà con ngư dân”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám thông tin.

Mặt khác, trong quá trình phát triển mạnh thời gian qua, ngành Thủy sản đã bộc lộ nhiều yếu tố bất cập và phát triển không bền vững như: Chất lượng tăng trưởng thấp; quản lý chưa theo kịp với sự phát triển nhanh của hoạt động sản xuất; nguồn nguyên liệu chưa ổn định; tàu thuyền có xu hướng giảm nhưng số tàu thuyền nhỏ khai thác ở các vùng biển gần bờ vẫn chiếm tỷ trọng cao, tác động xấu đến nguồn lợi thủy sản ven bờ; hoạt động sản xuất trên biển còn tiềm ẩn nhiều rủi ro…

Theo số liệu tổng hợp, đến hết năm 2016, cả nước có 109.009 tàu thuyền. Số tàu thuyền công suất trên 90 CV tăng nhanh, từ chỗ chỉ có gần 1.000 tàu năm 1997 đã tăng lên 33.014 tàu năm 2016. Trong 5 năm từ 2011 - 2015, số tàu thuyền giảm trung bình hàng năm 2,09%, trong đó tàu công suất dưới 90CV giảm bình quân 4,8%/năm.

Tỷ trọng sản phẩm khai thác ở vùng biển xa bờ chiếm gần 40% tổng sản lượng thủy sản khai thác, chất lượng sản phẩm sau khai thác chưa được nâng cao. Hiện mới có khoảng 9.000 tàu được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, chiếm tỷ lệ quá nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu về quản lý.

Đến 2020 quản lý được 60% tàu cá

Theo mục tiêu Đề án đưa ra, 28 tỉnh/thành phố ven biển sẽ được tiếp cận và sử dụng Hệ thống thông tin Nghề cá Việt Nam phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành; 60% tàu cá được quản lý, giám sát quá trình hoạt động trên biển thông qua hệ thống; 100% tỉnh/thành phố sử dụng cơ sở dữ liệu VNFishbase để cập nhật, khai thác và sử dụng phục nhu cầu quản lý của địa phương và của ngành trong các lĩnh vực khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản.

Đề án sẽ chia làm 2 phần. Trong đó, phần 1 đầu tư hạ tầng hệ thống cơ sở dữ liệu thủy sản Việt Nam tại Trung ương (Tổng cục Thủy sản) và 28 tỉnh ven biển; xây dựng phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu thủy sản Việt Nam áp dụng tại tất cả 28 tỉnh ven biển; thu thập thông tin dữ liệu, vận hành Hệ thống cơ sở dữ liệu thủy sản Việt Nam (VNFishbase). Thời gian thực hiện từ 2017-2020, với kinh phí 53,5 tỷ đồng.

Phần 2 cũng được thực hiện đồng thời trong giai đoạn 2017-2020, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý trên biển giai đoạn II với kinh phí 80 tỷ đồng. Theo đó, hoàn thiện cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về vệ tinh, thông tin viễn thông, viễn thám, đảm bảo tính bảo mật và tính tự chủ về công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển Việt Nam, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho hay, toàn bộ thiết bị giám sát lắp trên tàu cá phải đảm bảo yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật theo quy định, có chức năng tự động nhận, lưu trữ và truyền phát các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của tàu cá (vị trí, tốc độ, hướng di chuyển). Hoàn thiện phần mềm quản lý tàu cá để đảm bảo quản lý, truy xuất nguồn gốc, thực hiện cam kết chống đánh bắt bất hợp pháp, không quản lý và không báo cáo đáp ứng yêu cầu hội nhập của ngành.

ANTD
Đăng ngày 18/04/2017
Hải Dương
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 01:10 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 01:10 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 01:10 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 01:10 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 01:10 15/11/2024
Some text some message..