Selen hữu cơ: Thịt cá ngon, người ăn khỏe

Các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng Se hữu cơ thay vì Se vô cơ sẽ giúp cá sinh trưởng tốt hơn và góp phần gia tăng nồng độ khoáng chất trong các mô của cơ thể cá đồng thời cải thiện sức khỏe người tiêu dùng.

Selen hữu cơ
Se hữu cơ thay vì Se vô cơ sẽ giúp cá sinh trưởng tốt hơn, đồng thời cải thiện sức khỏe người tiêu dùng.

Một nhóm nghiên cứu ở các trường đại học của Mỹ đã tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả việc bổ sung Se hữu cơ trong khuẩn phần ăn của cá rô phi (Oreochromis niloticus) nuôi ở sông Nile. Nghiên cứu xác định đồng thời tác dụng của Se hữu cơ và vô cơ đối với sự tăng trưởng, các quá trình sinh học, hoạt tính chống oxy hóa của huyết tương, gan và sự đồng hóa của Se trong cơ thể cá. Kết quả được đánh giá bằng cách đo FCR, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống.

Kết quả cho thấy cùng một lượng Se hữu cơ và vô cơ như nhau thì cá thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng, các quá trình sinh học và hoạt tính chống oxy hóa tương tự nhau. Tuy nhiên nồng độ Se trong các mẫu thịt cá, trong huyết tương và thận cá cho ăn với Se hữu cơ cao hơn so với Se vô cơ. Nghiên cứu này cũng đã chứng minh Se hữu cơ an toàn hơn cho cá và có thể thay thế được cho Se vô cơ để sản xuất cá rô phi giàu Se.

Có thể đẩy lùi suy dinh dưỡng nhờ cá

Suy dinh dưỡng hiện nay vẫn còn là một vấn đề nan giải ở một số nước trên thế giới. Trong khi đó, cá dù là nguồn thực phẩm giàu protein và các chất dinh dưỡng khác nhưng lại chưa được công nhận và đánh giá thấp. Tuy nhiên nhu cầu cá trên thế giới ngày càng tăng, hiện tại mức độ tiêu thụ lên tới hơn một nửa số cá do ngành nuôi trồng thủy sản cung cấp.

Ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản đang phát triển, nhưng các phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho cá hiện tại chưa thể tối đa hóa năng suất nuôi được. Nếu cá được nuôi khỏe mạnh với chất lượng dinh dưỡng tốt hơn thì đổi lại có khả năng sẽ cải thiện tốt hơn sức khỏe con người.

Tại sao nên bổ sung Se vào cá rô phi?

Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học ở cả người và động vật. Se là một thành phần quan trọng trong acid amin selencystein cấu tạo nên protein selenoprotein hiện diện ở tất cả các động vật có xương sống. Protein này cũng là thành phần của enzyme glutathione peroxidase giúp chống oxy hóa bảo vệ màng tế bào bằng cách xúc tác cho phản ứng chuyển đổi các chất oxy hóa thành acid béo và nước. Enzyme này được dùng để đánh giá hoạt tính của Se ở người và cả động vật.

Se có liên quan đến việc duy trì sức khỏe cá. Sự thiếu hụt Se sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cá và tăng tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu trước đây cho thấy cá nuôi đang cần Se với nồng độ cao hơn. Do tác dụng tuyệt vời của Se với con người và động vật, đề xuất bổ sung Se xem như bổ sung một chất quý giá vào thức ăn cho cá nuôi, có thể sẽ cải thiện sức khỏe và tăng trưởng của cá, cũng như cung cấp nồng độ Se nhiều hơn trong các sản phẩm cá phile cho con người tiêu thụ.

Thí nghiệm

Người ta thu 12 mẫu cá rô phi để thống kê nồng độ Se trong các mẫu thịt cá rô phi.Từ đó đánh giá được kết quả của việc bổ sung Se hữu cơ và vô cơ vào thức ăn cho cá. Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận cách nuôi, xuất xứ, giá cả và tình trạng của cá.

Cho 168 con cá rô phi ăn thử nghiệm một trong hai loại thức ăn có bổ sung Se hữu cơ và vô cơ với nồng độ 1mg/kg thức ăn trong thời gian 7 tuần. Cá được cân thường xuyên và nồng độ Se được kiểm tra liên tục lúc đầu, giữa và cuối giai đoạn thử nghiệm để theo dõi sự tích lũy. Ngoài ra các nhà nghiên cứu cũng theo dõi tỷ lệ sống, FCR, lượng tăng trọng, chỉ số gan (HSI) và chỉ số nội tạng (VSI). Cuối quá trình, người ta lấy mẫu máu, thịt cá, gan, thận và ruột để phân tích.

Kết quả

Sau thí nghiệm, không có trường hợp cá tử vong nào được ghi nhận. Cá cho ăn Se hữu cơ có hiệu suất tăng trưởng cao hơn và FCR tốt hơn so với chế độ ăn Se vô cơ. Nồng độ Se trong thận, huyết tương và mẫu thịt cá gia tăng đáng kể khi cho ăn với Se hữu cơ. Người ta cho rằng ở cá có sự khác biệt trong việc hấp thu, tích lũy và khả năng sử dụng giữa hai loại Se.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những hộ nghèo ở những nước đang phát triển với mức sống thấp, nguồn thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu là từ động vật. Do đó, việc thúc đẩy sử dụng cá có bổ sung Se hữu cơ sẽ giải quyết được vấn đề thiếu Se và suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển.

Theo Aerin Einstein-Curtis (The Feed Navigator)

Đăng ngày 29/11/2019
Hà Tử
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 12:16 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 12:16 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 12:16 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 12:16 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:16 20/11/2024
Some text some message..