Sên biển tự rụng đầu và mọc cơ thể mới

Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện hai loài sên biển có thể tự cắt đứt đầu và mọc lại cơ thể mới từ đó, quá trình tái tạo chỉ kéo dài hai tuần.

Đầu sên biển tách rời với cơ thể

Phần lớn trường hợp tái tạo ở động vật (thay thế phần cơ thể bị thương hoặc đã mất bằng bộ phận mới giống hệt), xảy ra khi tay, chân hoặc đuôi bị đứt do động vật săn mồi và cần mọc lại. Nhưng những con sên biển thuộc họ sacoglossan, còn gọi là sên năng lượng mặt trời, đã đạt tầm cao mới với khả năng mọc toàn bộ cơ thể từ chiếc đầu của chúng. Ngoài ra, chiếc đầu của sên biển có thể tự động sống sót nhiều tuần, một phần nhờ khả năng quang hợp giống thực vật, dựa vào loài tảo mà chúng thường ăn. Cơ thể mất đầu cũng có thể tiếp tục tồn tại vài ngày hoặc thậm chí hàng tháng mà không cần đầu.

Sayaka Mitoh, trưởng nhóm nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Phụ nữ Nara, Nhật Bản, lần đầu tiên bắt gặp hành vi kỳ lạ của sên biển một cách tình cờ. Cô trông thấy chiếc đầu đã rụng của một loài sên biển sacoglossan tên Elysia cf. marginata lượn vòng quanh cơ thể của nó trong bể nước ở Phòng thí nghiệm Yusa của trường đại học vào năm 2018. Mitoh cho rằng con sên sẽ chết sớm, nhưng thay vào đó, vết thương ở phía sau đầu của nó nhanh chóng lành lại và cơ thể mới bắt đầu mọc ra.


Đầu sên biển bỏ quanh cơ thể

Sau khoảng 3 tuần, con sên hoàn thành hành vi tráo đổi thân và thay thế 80% cơ thể đã mất, bao gồm tất cả cơ quan quan trọng. Cơ thể mới của con sên là bản sao hoàn hảo của cơ thể ban đầu. Trong khi đó, cơ thể cũ vẫn di chuyển và sống sót, thậm chí có thể trông thấy tim đập bên trong. Tuy nhiên, cơ thể này dường như không có khả năng tự mọc chiếc đầu mới.

Dù chưa biết chính xác sên biển tự rụng đầu bằng cách nào, các nhà nghiên cứu nghi ngờ tế bào gốc, loại tế bào đặc biệt có khả năng biến đổi thành bất kỳ loại tế bào nào khác, đóng vai trò quan trọng. Mitoh và cộng sự hy vọng có thể khám phá cơ chế phía sau hiện tượng ở cấp mô và tế bào.

Nhóm nghiên cứu cũng không rõ lý do sên biển tự cắt đầu khỏi cơ thể và mọc mới. Một giả thuyết hàng đầu là sên biển muốn loại bỏ ký sinh trùng trong ruột cơ thể cũ. Tuy nhiên, đó có thể chỉ là cách sống sót trước đòn tấn công của động vật săn mồi, thông qua hy sinh cơ thể và chạy trốn với chiếc đầu biết tự hoạt động.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy chỉ sên biển ít tuổi có khả năng tự tái tạo. Khi những con sên già hơn bị mất đầu, chiếc đầu sống sót tới 10 ngày nhưng không ăn và mọc cơ thể. Dù một cá thể sên trong nghiên cứu trải qua quá trình tái tạo hai lần, nhóm nghiên cứu nghi ngờ đây có thể là giới hạn và sau ngưỡng nhất định trong đời, sên biển sẽ mất đi khả năng này.

Quá trình tái tạo đòi hỏi nhiều năng lượng, thách thức lớn đối với chiếc đầu. Tuy nhiên, sên sacoglossan có một vũ khí bí mật. Chúng có thể lấy trộm lục lạp, phần tế bào cho phép thực vật biến đổi ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng thông qua quang hợp, từ loài tảo chúng ăn và sử dụng trong mô của chính mình. Cách đó giúp sên biển quang hợp, nhờ vậy chúng có đủ năng lượng để khởi động quá trình tái tạo. Theo Mitoh, lục lạp lấy trộm chỉ tồn tại vài ngày, chúng có thể vẫn cần ăn để tái tạo hoàn chỉnh.

Mitoh và cộng sự đang lên kế hoạch tìm thêm nhiều loài sên sacoglossan có khả năng tái tạo tương tự. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 8/3 trên tạp chí Current Biology.

VnExpress
Đăng ngày 10/03/2021
An Khang (Theo Live Science)
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 11:15 06/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 11:15 06/02/2025

Kiếm soát bệnh vàng mang trên tôm

Bệnh vàng mang hay còn gọi là bệnh đầu vàng (YHD - Yellow Head Virus), bệnh nhiễm giới hạn trên các loài tôm he, trong đó có tôm sú và tôm chân trắng. Bệnh thường bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị cũng như phương pháp tiêm chủng hữu hiệu, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Tôm bị vàng mang
• 11:15 06/02/2025

Đánh giá và gợi ý các sản phẩm cần thiết cho bể cá cảnh

Bể cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn góp phần làm đẹp không gian sống. Để duy trì một hệ sinh thái bền vững, việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp cho bể cá là vô cùng quan trọng. Sau đây là những sản phẩm thiết yếu giúp bạn chăm sóc bể cá một cách hiệu quả.

Bể cá cảnh
• 11:15 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:15 06/02/2025
Some text some message..