Số lô hàng tôm bị FDA từ chối do kháng sinh cao nhất trong năm qua

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã công bố thông tin liên quan đến các lô hàng bị từ chối nhập khẩu trong tháng 5/2018, cho thấy 8/111 lô hàng (7,2%) thủy sản bị từ chối trong tháng 5, và đây là số lượng lô hàng bị từ chối cao nhất do kháng sinh cấm kể từ tháng 4/2017.

Số lô hàng tôm bị từ chối do kháng sinh cao nhất trong năm qua
Ảnh: Undercurrent News

Từ đầu năm 2018 đến nay, FDA đã báo cáo từ chối tổng cộng 20 lô hàng tôm do liên quan đến dư lượng thuốc thu y:


Các công ty bị FDA từ chối do dư lượng kháng sinh đến từ năm quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Canada. Các loại thuốc thường thấy nhất là nitrofurans, mặc dù một lô tôm từ Hồng Kông được tìm thấy với chloramphenicol. Tất cả đều được sử dụng làm chất kích thích tăng trưởng và cũng để chống lại vi khuẩn, bao gồm cả salmonella.

8 lô hàng bị từ chối trong tháng 5 đến từ 5 nước khác nhau và liên quan đến 4 văn phòng FDA khác nhau:

  • Zhanjiang Longwei Aquatic Products Industry Co., Ltd.(Trung Quốc), một công ty được loại trừ khỏi cảnh báo nhập khẩu 16-131 (“Giữ hàng không kiểm tra hàng hóa tôm, lươn và cá lăng nuôi từ Trung Quốc – có tồn tại thuốc thú y/phụ gia thực phẩm không an toàn”) từ tháng 6/2013, có 2 lô hàng tôm tẩm bột bị từ chối do chứa dư lượng thuốc thú y, do văn phòng FDA West Coast thông báo ngày 21/5/2018;
  • Savvy Seafood Inc. (Trung Quốc), một công ty không còn được miễn trừ khỏi cảnh báo nhập khẩu 16-131 như trên, có 1 lô hàng tôm tẩm bột bị từ chối do chứa nitrofurans, do văn phòng FDA West Coast thông báo ngày 17/5/2018;
  • Lee Fung Marine Products Trading Co (Hong Kong), một công ty hiện không có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124 (thuốc chưa được phê chuẩn), 16-127 ((chloramphenicol), hoặc 16-129 (nitrofurans), có 1 lô hàng tôm bị từ chối nhập khẩu do dư lượng thuốc thú y do văn phòng FDA East Coast thông báo ngày 1/5/2018;
  • Edhayam Frozen Foods Pvt. Ltd. (Ấn Độ), một công ty hiện không có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124, 16-127, hay 16-129, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do chứa dư lượng thuốc thú y và nitrofurans do văn phòng FDA Southwest thông báo ngày 21/5/2018;
  • Freshly Frozen Foods (UAE), một công ty hiện không có trong danh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124, 16-127, hoặc 16-129 có 2 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc thú y và nitrofurans do văn phòng FDA Southwest thông báo ngày 10/5/2018;
  • Winful Seafood International Ltd. (Canada), một công ty hiện không có trong dánh sách cảnh báo nhập khẩu 16-124, 16-127, hoặc 16-129, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do nitrofurans do văn phòng FDA Northern Border Imports thông báo ngày 18/5/2018;

Lần đầu tiên trong năm 2018, FDA không thông báo các lô hàng tôm bị từ chối vì lý do salmonella. Trước tháng 5, cơ quan này đã từ chối 46 lô hàng tôm nhập khẩu do salmonella – tất cả đều xuất phát từ Ấn Độ.

Đăng ngày 07/06/2018
Gappingworld
Thế giới
Bình luận
avatar

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Bí mật thành công của ngành nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc là gì?

Trong những thập kỷ gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu, đóng góp đáng kể vào nguồn cung thực phẩm và tạo sinh kế cho hàng triệu người trên thế giới.

Nuôi thủy sản
• 10:43 04/09/2024

Khám phá các quốc gia nhập khẩu tôm Indonesia nhiều nhất

Tôm từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Indonesia, giúp quốc gia này khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi tôm cùng hệ thống công nghệ hiện đại, tôm Indonesia đang ngày càng chiếm lĩnh thị phần lớn tại nhiều quốc gia.

Tôm thẻ
• 13:34 15/09/2024

Xuất khẩu thủy sản phục hồi và tăng tốc

Đầu tháng 9, giá cá tra và tôm tiếp tục đà tăng so với tuần trước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 8 tăng 20%, cả 8 tháng đã tăng khá ấn tượng và kỳ vọng tăng tốc những tháng cuối năm.

Chế biến tôm
• 13:34 15/09/2024

Bất lợi doanh nghiệp: Chi phí vận chuyển tăng - Nhu cầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý II, dù doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận lại không đạt kỳ vọng.

Tàu vận chuyển
• 13:34 15/09/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 13:34 15/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 13:34 15/09/2024
Some text some message..