Sóc Trăng siết chặt quản lý nguồn tôm giống

Năm 2107, Sóc Trăng thả nuôi 54.400 ha tôm nước lợ, đạt 120,8% kế hoạch (trong đó: tôm sú 20.300 ha và tôm thẻ 34.000 ha) cao hơn 16,9% so với năm 2016. Tập trung tại thị xã Vĩnh Châu 26.700 ha, huyện Mỹ Xuyên 19.400 ha, Trần Đề 5.100 ha, Cù Lao Dung 2.100 ha, Long Phú 464 ha, Mỹ Tú 245 ha.

Sóc Trăng siết chặt quản lý nguồn tôm giống
Kiểm tra con giống tại cơ sở ươm tôm giống

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, nguyên nhân tôm thiệt hại do bệnh đốm trắng 2.096,5 ha chiếm 22,9% diện tích; bệnh hoại tử gan tụy cấp 1.754 ha, chiếm 19%; bệnh phân trắng 40,5 ha chiếm 69%; do thời tiết và biến động các yếu tố môi trường với 5.285 ha chiếm 57,3%. Theo kinh nghiệm của người nuôi tôm, trong một vụ nuôi, tác động xấu từ mầm bệnh và môi trường thường có nguy cơ 30% ảnh hưởng đến con tôm, nhưng nếu con giống không tốt, nguy cơ này sẽ tăng lên 80%, coi như vụ nuôi thất bại. Theo đó, kiểm soát chất lượng con giống là yếu tố nền cho cả một vụ nuôi.

Để đảm bảo con giống tốt phục vụ cho người nuôi tôm trong tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng phối hợp các cơ quan quản lý kiểm dịch giống thuỷ sản các tỉnh có nhập tôm vào tỉnh, siết chặt quản lý nguồn tôm giống. Vì hiện hơn 80% con giống tôm nước lợ được nhập từ các tỉnh về, chủ yếu bằng đường bộ, nên Trạm Kiểm dịch Đại Hải – An Hiệp luôn xem đây là công tác quan trọng.

Năm 2017, Trạm đã kiểm tra nhiều lượt xe tải chở hơn 6,6 tỉ con giống tôm nước lợ nhập tỉnh. Các xe không xuất trình được giấy chứng nhận của cơ quan Thú y nơi xuất đi sẽ không cho nhập tỉnh. Bên cạnh đó, đoàn liên ngành đã tổ chức 24 cuộc tuần tra, kiểm tra 154 lượt xe vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, giống thủy sản, phát hiện 26 trường hợp vi phạm vận chuyển giống thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch, với số lượng 25.000.000 con post. Chi cục đã ra quyết định xử phạt 23 trường hợp, tổng số tiền 89.000.000 đồng. Các trường hợp vi phạm trên đều áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện kiểm dịch lại theo quy định.

Ông Nguyễn Thanh Việt, Trưởng Trạm Kiểm dịch Đại Hải – An Hiệp cho biết: “Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng đã phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh Bạc Liêu, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu trong việc trao đổi thông tin tôm giống xuất nhập tỉnh, phối hợp trong công tác quản lý tôm giống và dịch bệnh thủy sản. Đồng thời phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức các đợt tuần tra liên ngành, nhằm kiểm tra các phương tiện vận chuyển tôm giống nhập tỉnh. Kết quả trong quý 1/2018, đoàn liên ngành đã tổ chức 24 cuộc tuần tra, kiểm tra 42 lượt xe vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, giống thủy sản, phát hiện 10 trường hợp vi phạm vận chuyển giống thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch với số lượng 6,2 triệu con giống. Đã lập biên bản xử phạt theo quy định và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với các lô tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Thời gian tới, công tác tuần tra liên ngành sẽ được thực hiện thường xuyên trong suốt vụ nuôi, sẽ lấy mẫu giám sát dịch bệnh trên tôm giống tại các cơ sở ương dưỡng tôm giống trong tỉnh”.

Dù vậy, lượng con giống được kiểm dịch chỉ khoảng 1/3 nhu cầu con giống tôm nước lợ toàn tỉnh. Trong tỉnh có khoảng 95 cơ sở, chủ yếu là nhập tôm về ương dưỡng để bán lại. Theo ngành chức năng, sở dĩ chất lượng tôm giống chưa đảm bảo là do các cơ sở sản xuất chưa làm chủ được công nghệ sản xuất, mà phụ thuộc vào chuyên gia kỹ thuật đến từ các tỉnh miền Trung. Bên cạnh đó, do hiệu quả sản xuất giống không cao nên các cơ sở này có xu hướng chuyển sang thuần dưỡng, hay làm đầu mối phân phối tôm giống. Tuy nhiên, chất lượng nguồn tôm giống nhập tỉnh cũng khó có thể kiểm soát do không thể kiểm tra được nguồn tôm giống tại gốc. Đó là chưa kể địa bàn vùng nuôi phân tán, giống nhập vào tỉnh bằng nhiều đường khác nhau, trong khi lực lượng chuyên ngành quá mỏng nên việc thanh kiểm tra gặp nhiều khó khăn.

Thời gian qua, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp tốt với các tỉnh bạn trong công tác phối hợp, kịp thời xử lý và thông tin các trường hợp tôm nhập không rõ nguồn gốc, tôm bị bệnh truyền nhiễm. Qua đó từng bước chấn chỉnh các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống của tỉnh hoạt động tốt hơn, tuân thủ các quy định trong sản xuất, kinh doanh tôm giống.

Người nuôi tôm thường gọi tôm giống chưa qua kiểm dịch là tôm “trôi nổi”, nhưng vẫn có nhiều người nuôi với diện tích nhỏ mua về nuôi. Hậu quả là tôm nuôi chậm lớn, không đạt đầu con, hoặc thường bị chết hàng loạt. Để hạn chế những thiệt hại do tôm giống kém chất lượng gây ra, bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, người nuôi tôm cẩn thận trong việc chọn mua con giống.


Theo Ngành Nông nghiệp, việc người nuôi tôm bỏ qua khâu xét nghiệm con giống rất phổ biến. Hầu hết nông dân bắt con giống từ các trại tôm giống về thả nuôi với cách nghĩ “may nhờ, rủi chịu”. Nếu may thì người nuôi tôm sẽ có được đàn tôm giống sạch bệnh, còn ngược lại thì đành mua tiếp tôm giống. Còn các Hợp tác xã nuôi tôm hay những hộ nuôi tôm với diện tích lớn thì thường mua tôm giống ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tôm giống uy tín, chất lượng; tôm giống được kiểm dịch, xét nghiệm dịch bệnh.

Tại Chi cục Chăn nuôi và Thú Y Sóc Trăng, Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật được trang bị phục vụ công tác xét nghiệm bệnh thủy sản trên lĩnh vực sinh học phân tử bằng phương pháp PCR/Real-time PCR; các thiết bị xét nghiệm hằng năm đều hiệu chuẩn và bảo trì. Cán bộ thực hiện xét nghiệm đã qua nhiều lớp đào tạo về sinh học phân tử và thường xuyên được tập huấn nâng cao nghề ở các Viện nghiên cứu hay cơ quan Thú Y Vùng – đây là nơi tin cậy để nông dân có thể đem mẫu đến gửi xét nghiệm nếu có nghi vấn về chất lượng tôm giống, trước khi thả tôm vào ao.

Tính đến đầu tháng 4/2018, diện tích thả nuôi nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh khoảng 10.000 ha, đạt 22,2% kế hoạch (trong đó, tôm sú 2.800 ha, tôm thẻ 7.200ha). Diện tích thiệt hại là 245 ha chiếm 2,5% diện tích thả nuôi. Tôm bị thiệt hại do yếu tố môi trường 150 ha, còn lại thiệt hại do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp 95ha.

Qua các mẫu tôm lấy ngoài tự nhiên, 10 điểm trên kênh cấp nước vùng nuôi tôm trọng điểm để xét nghiệm các bệnh nguy hiểm với tần suất 2 lần/tháng. Kết quả: 4,86% số mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp và 38,8% số mẫu dương tính với bệnh đốm trắng. Giám sát dịch bệnh trên tôm giống: lấy mẫu giám sát định kỳ và đột xuất ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Kết quả 7% mẫu dương tính với bệnh vi bào tử trùng, bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp, đã tiến hành tiêu hủy 7 lô tôm giống dương tính với bệnh vi bào tử trùng với số lượng giống 3 triệu 520 ngàn con post, lô tôm giống trên đều xuất xứ từ tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và tỉnh Bạc Liêu.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy người nuôi tôm sẽ thành công hơn nếu thực hành được nguyên tắc cốt lõi “nuôi tôm là nuôi nước”. Để nuôi được nước thì cần hiểu về yêu cầu chất lượng nước ban đầu và diễn biến điển hình của nước trong cả vụ nuôi. Các yếu tố môi trường cơ bản của nguồn nước ban đầu cần được kiểm tra gồm: độ mặn, độ pH, độ kiềm và hàm lượng chất hữu cơ.

Độ mặn phù hợp để nuôi tôm thẻ chân trắng từ 5 – 35 phần ngàn. Những vùng có độ mặn thấp hơn 5 phần ngàn thường có độ kiềm thấp (20 – 60 mg CaCO3/lit), khiến cho pH biến động lớn hoặc không đáp ứng được nhu cầu về khoáng của tôm nuôi. Gặp trường hợp này người nuôi tôm cần bón vôi, bổ sung thêm khoáng tổng hợp và kali. Khi cần nâng nhanh độ kiềm trong ao, ví dụ như sau khi tôm lột xác, nên sử dụng NaHCO3. Độ kiềm của nước trong ao cần phải được duy trì ở mức 80 – 120 mg CaCO3/Lit.

Để kiểm soát tốt dịch bệnh, độ pH của nước trong ao nuôi tôm nên được duy trì trong khoảng từ 7,2 – 7,8. Biên độ dao động cực đại trong ngày không quá 0,5. Hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường ao nuôi là yếu tố quan trọng cần được kiểm soát một cách chặt chẽ. Các nguồn nước bị ô nhiễm thường có hàm lượng chất hữu cơ cao, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và sẽ tiêu tốn nhiều oxy hòa tan.

Nếu người nuôi tôm đã cải tạo ao kỹ, làm đúng qui trình, xử lý nước và tạo môi trường thuận lợi (chạy quạt, ủ phân bón và vi sinh để gây màu nước, phát triển thức ăn tự nhiên), ngăn chặn các vật trung gian lây nhiễm mầm bệnh vào ao thì tỉ lệ sống và tốc độ phát triển của tôm nuôi trong tháng đầu tiên thường chỉ phụ thuộc vào chất lượng tôm giống và mức độ chăm sóc, mà cụ thể là cách cho ăn và quản lý thức ăn.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 16/05/2018
Ngọc Khuê
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 21:17 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 21:17 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:17 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 21:17 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:17 16/04/2024