Sóc Trăng thiệt hại hơn 1.300ha tôm nuôi

Ngày 16-6, Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng cho biết qua thống kê sơ bộ, đến nay toàn tỉnh có hơn 1.347ha tôm nuôi bị thiệt hại.

Ao nuôi tôm
Thời tiết thất thường khiến diện tích tôm nuôi thiệt hại gia tăng. Ảnh: Tepbac

Nguyên nhân do mưa đến sớm, độ mặn xuống thấp, tôm nuôi có biểu hiện chậm lớn và diện tích tôm nuôi thiệt hại đang gia tăng. Theo kế hoạch trong năm 2022, sản lượng tôm nuôi nước lợ toàn tỉnh Sóc Trăng đạt 196.000 tấn. Vì vậy, ngành nông nghiệp đang tích cực hỗ trợ các địa phương trọng điểm nuôi tôm hỗ trợ nông dân ứng phó diễn biến bất lợi của thời tiết, tăng cường phối hợp cùng các đơn vị liên quan có những giải pháp quản lý tôm nuôi phù hợp với thực tế phát sinh.

Trong năm 2022, Sóc Trăng đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình nuôi tôm có hiệu quả như: mô hình nuôi tôm áp dụng quy trình tuần hoàn khép kín, nuôi tôm kết hợp cá rô phi, nuôi tôm 2-3 giai đoạn,... để người dân ứng dụng vào sản xuất.

Tỉnh cũng sẽ tiếp tục thực hiện công tác cảnh báo, quan trắn môi trường, dịch bệnh trên tôm; triển khai thực hiện các chương trình giám sát dịch bệnh trên tôm giống, tại vùng nuôi và các kênh cấp đầu nguồn, thông báo kịp thời đến các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi tôm để người nuôi chủ động phòng bệnh, chủ động sản xuất, giảm tỷ lệ thiệt hại trước diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu. Đặc biệt chú trọng công tác ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác quan trắc cảnh báo môi trường.

Đăng ngày 17/06/2022
Hoài An @hoai-an
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 09:49 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 09:49 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 09:49 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 09:49 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:49 16/11/2024
Some text some message..