Sóc Trăng: Thức ăn nuôi tôm, thuốc thú y thủy sản là hàng hóa thiết yếu

Tỉnh Sóc Trăng đưa thêm hàng hóa phục vụ nông nghiệp, thức ăn nuôi tôm, thuốc thú y thủy sản... vào danh mục các mặt hàng thiết yếu khi giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

thành phố Sóc Trăng
Sóc Trăng vắng lặng trong giãn cách xã hội. Ảnh: Sóc Trăng trong tôi.

Sau ngày đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại hàng loạt vùng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng, thức ăn nuôi tôm, thuốc thú y thủy sản không đến được vùng nuôi. Nguyên nhân là do một số nơi cho rằng, đây không phải là mặt hàng thiếu yếu trong thời gian giãn cách xã hội phòng chống COVID-19.

Sáng ngày 20.7, nhiều người nuôi tôm tại Thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, huyện Mỹ Xuyên phản ánh với phóng viên Báo Lao Động rằng, xe vận chuyển thức ăn nuôi tôm, thuốc thú y thủy sản không thể vận chuyển đến các ao tôm.

Nguyên nhân, do một số chốt kiểm dịch COVID-19 cho rằng, đây không phải là mặt hàng thiếu yếu trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Thị xã Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên là hai địa phương có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất tỉnh Sóc Trăng. Địa phương áp dụng phòng dịch ở mức rất cao. Trong đó, hạn chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước đi/đến các nơi khác. Thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên cũng là địa bàn nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng. Thời điểm này, đã bước vào vụ nuôi chính vụ trong năm.

Từ phản ánh của người dân, doanh nghiệp, chiều 20.7, Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng đã ban hành văn bản số 994/SCT-QLTM chính thức thông tin danh mục các loại hàng hóa thiết yếu khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, tỉnh Sóc Trăng quy định như sau:

  • Lương thực: Gạo, nếp (các sản phẩm từ gạo, nếp); mè đậu, bắp, khoai, bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột);
  • Thực phẩm: Thực phẩm tươi sống gồm thịt (các sản phẩm từ thịt), các sản phẩm từ thủy sản), rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả), trái cây, trứng (các sản phẩm từ trứng); hàng công nghệ thực phẩm gồm bánh, kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắn, đường, dầu thực vật, sữa các loại, mì gói các loại, nước uống, nước ngọt đóng chai các loại;
  • Dược phẩm, xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu;
  • Các nhu yếu phẩm cần thiết khác: Khẩu trang; sản phẩm dùng để tẩy rửa, diệt côn trùng, vệ sinh cá nhân; nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh;
  • Các loại hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

Như vậy việc vận chuyển thức ăn nuôi tôm, thuốc thú y thủy sản gọi chung là các loại hàng hóa nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp được xếp vào danh mục các loại hàng hóa thiết yếu khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Báo Lao Động
Đăng ngày 21/07/2021
Nhật Hồ
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 07:08 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 07:08 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 07:08 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 07:08 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 07:08 23/11/2024
Some text some message..