Sơn La: Thả cá trên “ao trời”

Giữa khu rừng của bản Có, xã Chiềng Xôm (Thành phố Sơn La) có một thung lũng cứ đến mùa mưa, nước lại tích tụ thành ao - bà con gọi là Bôm Lầu hay “ao trời”, thả cá ở đây chỉ sau 2 đến 3 tháng là được thu hoạch.

tha ca ao troi
Cân cá giống trước khi thả

Từ thung lũng thành ao

Sự hình thành của ao khá đặc biệt. Ông Lò Văn Ùi, 75 tuổi, một trong những người đầu tiên khai phá, cải tạo thung lũng kể: Những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, bản không có ao do thiếu nước. Nhiều năm làm nương tại thung lũng Bôm Lầu, ông thấy cứ đến mùa mưa là có nhiều nước chảy vào các khe đá - vùng rốn ao. Ông nghĩ nếu giữ được nước thì nơi đây sẽ thành ao thả cá. Năm 1972, ông dùng mìn đánh sập khe đá thấy lộ ra một cái hang rộng khoảng 2 m. Là trưởng bản, ông huy động xã viên chặt cây, chặt tre, đan phên, đào đất lấp miệng hang. Khi nước tích tụ thành ao, bản họp xã viên, thống nhất mỗi hộ góp 2 kg cá chép thả xuống ao. Sau hơn 3 tháng, đến mùa nước cạn thu hoạch hàng tấn cá. Năm 1973, vận động xã viên góp tiền mua 5 tạ xi măng, góp công lấy 2 khối cát xây bịt miệng hang. Năm đó thả 4 kg cá/hộ, sau thu hoạch trên 1,5 tấn cá. Từ năm 1977 đến năm 1983, hợp nhất thành HTX Tông Panh (gồm các bản: Có, Mòn, Thé, Dửn, Tông, Panh, Hụm, Phiêng Ngùa), hằng năm vẫn tiến hành thả cá, thu khoảng 3 đến 4 tấn cá/năm. Cũng theo ông Ùi, những năm đầu thập niên 80, sau khi ao có nước khoảng một tháng thì xuất hiện những con hến nhỏ, là loại hến người dân hay mang về làm mắm (gọi là mẳm hén).

Ngày hội thả cá

Đầu tháng 8 năm nay, chúng tôi có dịp chứng kiến bà con bản Có thả cá. Từ sáng sớm, bà con đã người thì tháo ao, người dùng vó bắt cá giống, người đã chuẩn bị cá giống từ mấy ngày trước chờ đến ngày đi thả. Vừa dùng vó bắt cá, anh Tòng Văn Chiến vừa thông tin: Năm nay, mỗi nhân khẩu góp 1 kg cá mè và 1 kg cá chép. Nhà tôi có 3 nhân khẩu, hôm trước mua 3,5kg cá mè thả sẵn vào ao nhà, phải mua dư để bù cá chết trong khi vận chuyển. Cá giống được cho vào vào túi ni lông to rồi cho vào bao hoặc sọt, có người cho vào thùng xốp vận chuyển bằng xe máy. Trước đây, bà con thường phải gánh, đường dốc và xa mất hàng giờ, nhưng bây giờ có đường xe máy nên chỉ đi khoảng 15 phút là đến.

Những chiếc xe máy chở cá vượt con dốc trước bản cứ như đi lên “trời”. Hai bên đường là những nương ngô sắp thu hoạch. Đi xe trên đoạn đường này, chúng tôi phải cài số 1... Trên mặt ao, có nhiều bè của các hộ gia đình để vớt hến xếp gọn gàng tựa bến đò. Không khí cứ như ngày hội, người thì gánh, người thì vác bao cá giống đến chỗ cân. Trên bờ, bản đã bố trí hai người cân và một người ghi sổ, cân xong, cá được cho lên bè chở ra giữa ao để thả. Là người phụ trách, giám sát chung, Trưởng bản Quàng Văn Linh cho chúng tôi biết: Nước dâng ở mức cao nhất, mặt ao rộng hơn 2 ha. Bản có 54 hộ, 241 nhân khẩu, năm nay, ngoài góp 2 kg cá/nhân khẩu (1kg cá mè và 1kg cá chép), mỗi hộ còn góp 50 nghìn đồng để mua cá tạp về thả. Tuần trước, bà con vớt hến, mỗi gia đình vớt hơn 10 kg. Như vậy, ao đã cho bà con cả trăm triệu đồng đấy!

Cá thả ở đây không phải cắt cỏ hay cho thêm thức ăn gì, nuôi hoàn toàn tự nhiên nhưng cá lớn rất nhanh. Cũng thật hay khi bà con bản Có biết tận dụng ưu đãi thiên nhiên ban tặng để tăng thêm nguồn thu nhập và làm phong phú thêm đời sống giữa vùng rừng núi bao la. 

Báo Sơn La
Đăng ngày 12/08/2013
Quàng Hưởng
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặn tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 20:59 06/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 20:59 06/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:59 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 20:59 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 20:59 06/05/2024