Sử dụng hay lạm dụng kháng sinh trong thủy sản

Mặc dù trong nuôi trồng thủy sản, bắt buộc người nông dân phải sử dụng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho tôm, cá. Tuy nhiên, người nuôi phải sử dụng đúng liều lượng. Bởi nếu vượt mức cho phép, có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thủy sản không đạt tiêu chuẩn.

Kháng sinh
Nếu lạm dụng quá nhiều kháng sinh, sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản và sức khỏe con người. Ảnh: nguoinuoitom.vn

Như đã biết, kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Trong nuôi trồng thủy sản, kháng sinh được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh quá mức quy định, sử dụng kháng sinh không đúng cách, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đến chất lượng thủy sản và sức khỏe của con người. 

Tại HTX Kỳ Như - Hậu Giang, vẫn tồn tại tình trạng nhiều người dân không hiểu rõ về tác dụng và cách sử dụng kháng sinh, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Điều này dẫn đến việc kháng sinh bị thải ra môi trường, gây ô nhiễm và nguy cơ kháng kháng sinh. Việc quản lý và kiểm soát việc sử dụng kháng sinh vẫn chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng buôn bán, sử dụng kháng sinh trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, chính quyền địa phương tỉnh Hậu Giang đang từng bước khuyến khích, hạn chế sử dụng kháng sinh để đảm bảo nguồn nước, nuôi trồng hiệu quả. Nhằm tăng cường chất lượng thủy sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu trong thời gian tới.

Đặc biệt, đối với con cá tra xuất khẩu, nhiều năm qua, bà con ở HTX cá tra Thới An - Cần Thơ cũng đã chật vật vì giá cả bấp bênh. Do vậy để theo được nghề, bà con cần xây dựng, đầu tư mô hình chuyên nghiệp, bài bản trong nuôi cá, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Thu hoạch tômNâng cao nhận thức cho bà con về tác hại của việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm, cá. Ảnh: baoquangnam.vn

Ông Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, cho biết: Toàn tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp trong quy trình nuôi cá tra. Nhằm hạn chế dịch bệnh, nếu xuất hiện dịch bệnh phải đảm bảo làm sao để người nuôi quản lý tốt về môi trường. Đặc biệt, hạn chế sử dụng các loại thuốc cấm để điều trị, nhất là kháng sinh xuống mức thấp nhất. Gắn kết chặt chẽ với từng vùng nuôi cũng như việc thu mua chế biến của các doanh nghiệp để phục vụ xuất khẩu. Cuối cùng, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho các vùng nuôi áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến như VietGap, globalgap,…

Như vậy, theo các chuyên gia, việc lạm dụng quá nhiều kháng trong trong nuôi trồng thủy sản, sẽ làm xáo trộn đi sự cân bằng mong manh của môi trường thủy sinh. Đặc biệt, sử dụng kháng sinh không đúng cách còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và toàn xã hội. Để hướng đến một chuỗi sản xuất an toàn, chúng ta phải hoàn chỉnh từ khâu con giống, cho đến quy trình nuôi trồng, thu hoạch, sơ chế, chế biến và cuối cùng là xuất khẩu.

Để làm được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phối hợp lại với nhau để xây dựng chuỗi sản xuất, gắn liền với vùng nuôi, ao nuôi, theo tổ chức HTX, hoặc có thể là tổ hợp tác với doanh nghiệp. Từ đó, hướng đến mục tiêu xây dựng một chuỗi kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, đảm bảo nguồn cung, bảo vệ môi trường.  

Đăng ngày 09/09/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 00:46 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 00:46 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 00:46 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 00:46 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 00:46 15/11/2024
Some text some message..