Tổng giá trị gia tăng của sản phẩm phụ có thể tăng 803 % (23,7 triệu £), dựa vào con số năm 2015, thêm 5,5% vào giá trị ngành cá hồi của Scotland dựa vào công bố của Julien Stevens và cộng sự từ Viện Nuôi trồng thuỷ sản của Đại học Stirling và Đại học Massachusetts.
Nghiên cứu đã khảo sát làm phương pháp tăng giá trị cho nuôi trồng thủy sản thông qua việc sử dụng tốt hơn các sản phẩm phụ, bằng cách tối đa hóa sản lượng thực phẩm và việc phân tách sản phẩm tốt hơn ở giai đoạn chế biến.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm cách xác định các thị trường tốt nhất cho các sản phẩm phụ chế biến cá hồi. Đối với cá có vảy, các sản phẩm phụ thường bao gồm các miếng bị cắt ra, da, đầu, khung (xương có thịt), nội tạng (ruột) và máu. Các sản phẩm phụ từ cá biển là nguồn tài nguyên quan trọng, được biết đến có chứa các chất dinh dưỡng có giá trị như khoáng chất, vitamin, chất đạm và chất béo (đặc biệt là các axit béo omega-3 chuỗi dài quan trọng) có thể hỗ trợ quá trình chế biến tiếp theo thành các sản phẩm có giá trị.
Bằng cách khai thác tất cả các loại phụ phẩm có giá trị cao đối với các thị trường thực phẩm trong nước và xuất khẩu hiện tại, các tác giả đã chứng minh tiềm năng tăng tổng cộng là 803% (23,7 triệu £) trong tổng giá trị sản lượng sản phẩm phụ vào năm 2015, thêm 5,5 phần trăm giá trị cho ngành cá hồi. Bằng cách đưa 77% sản lượng cá nguyên con hàng năm cho tiêu dùng của con người, kết hợp các sản phẩm chính (54% sản lượng) với năng suất thực phẩm tối đa tiềm năng (~ 23%). Kết quả thu được là 132.171 tấn thực phẩm. Các sản phẩm phụ còn lại, trừ nước máu (4,3%), sau đó được sử dụng trong sản xuất bột cá và dầu cá, rồi sau đó được sử dụng làm thức ăn cho các loài nuôi trồng thủy sản. Trong ví dụ này, tính đến nguyên liệu đó làm thức ăn cho cá mú và cá tráp châu Âu, sẽ mang lại 148.691 tấn tổng sản lượng thủy sản ăn được so với sản lượng ban đầu là 92.081 tấn cá hồi.
Dầu cá ranee và da cá tra chiên giòn là những sản phẩm có giá trị từ cá tra.
Cũng giống như ngành cá hồi của Scotland thì ngành cá tra và ngành tôm Việt Nam đang phát triển nhanh nhưng những sản phẩm phụ vẫn chưa được khai thác hợp lý. Vùng ĐBSCL từ lâu đã phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá da trơn, chủ yếu là cá tra và basa. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cá tra lại tập trung nhiều vào thịt trong khi mỡ cá da trơn chứa acid béo omega-3 EPA và DHA là một nguồn có ý nghĩa rất quan trọng để bổ sung các acid béo omega-3. Do đó cần có nhiều nghiên cứu để khai thác và tận dụng hiệu quả hơn nguồn dầu cá nói riêng và nguồn phụ phẩm ngành thủy sản nói chung nhằm tăng giá trị cho nuôi trồng thủy sản.