Sử dụng kháng sinh Oxytetracylin có thể gây giảm miễn dịch tôm thẻ chân trắng

Nghề nuôi tôm ở nước ta đã và đang phát triển rất nhanh trong những năm qua với mức độ thâm canh hóa ngày càng cao. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát đó là vấn đề dịch bệnh bùng phát và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Dịch bệnh, nhất là bệnh do vi-rút đang là mối nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm.

Sử dụng kháng sinh Oxytetracylin có thể gây giảm miễn dịch tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng

Trong số các bệnh nguy hiểm, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) do vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus đã gây nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm. Bệnh lây lan nhanh và tôm nhiễm bệnh tỷ lệ chết cao. Các biện pháp phòng và trị AHPND ở tôm nuôi được áp dụng hiện nay chủ yếu là kháng sinh, trong đó phổ biến là oxytetracylin nhưng thường không có hiệu quả. Nghiên cứu mới đây của Trần Việt Tiên và Đặng Thị Hoàng Oanh cho thấy sử dụng oxytetracyclin còn làm giảm miễn dịch của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei).

Cơ chế miễn dịch tôm

Tuy tôm có khả năng đề kháng mầm bệnh vi sinh vật thông qua hệ miễn dịch tự nhiên, nhưng tác nhân gây bệnh vẫn có thể xâm nhiễm và gây ra tỉ lệ chết cao khi hệ miễn dịch bị suy giảm dưới sự tác động của các yếu tố môi trường (Takahasi et al., 1995), trong đó kháng sinh là những nhân tố góp phần làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng sự mẫn cảm của tôm với mầm bệnh (Ren et al., 2014). 

Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chúng có khả năng bị kiểm soát hoặc loại bỏ bởi khả năng nhận dạng của các tế bào máu. Quá trình này được thực hiện bởi các phân tử trong tế bào máu có thể nhận biết các cấu trúc trong thành tế bào của vi sinh vật xâm nhập, bao gồm các protein liên kết và do sự nhận biết của lipopolysaccharides, β-1-3-glucans và peptidoglycans (Lin et al., 2006; Vargas-Albores and Yepiz-Plascencia, 2000).

Enzyme phenoloxidase được tổng hợp và lưu trữ bởi bạch cầu hạt và bạch cầu bán hạt, và nó có thể được kích hoạt bởi hiện diện lượng tối thiểu của vi khuẩn. Sự hoạt hóa của hệ thống Pro-phenoloxidase dẫn đến sản xuất melanin, chịu trách nhiệm khử hoạt tính của các tác nhân xâm nhập, và ngăn ngừa sự lan truyền của chúng khắp cơ thể vật chủ, cũng như để phục hồi tổn thương lớp biểu bì. Qua đó, hoạt tính enzyme phenoloxidase được công nhận là một cơ chế miễn dịch hiệu quả chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài (Sritunyalucksana and Söderhäll, 2000).

Hoạt động của SOD là một trong những cơ chế bảo vệ chính, giúp cơ thể chống stress oxy hóa gây ra bởi ô nhiễm, bệnh truyền nhiễm, tình trạng thiếu oxy (hypoxia), quá nhiều oxy (hyperoxia), nhiệt độ và các chất kích thích miễn dịch (Neves et al., 2000).

Trong nghiên cứu này, kết quả về ảnh hưởng của oxytetraxyclin lên đáp ứng miễn dịch tự nhiên của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) cảm nhiễm Vibrio parahaemolyticus được trình bày nhằm bổ sung thông tin làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng kháng sinh hợp lý trong nuôi tôm thẻ chân trắng. 

Bố trí thí nghiệm

Tôm có trọng lượng (2,8 ± 0,48 g/con) được bố trí ngẫu nhiên (30 con/bể) với bốn nghiệm thức (lặp lại 3 lần), gồm có: 

- Nghiệm thứ 1: (NT1) Đối chứng không cảm nhiễm

- Nghiệm thức 2: (NT2) Đối chứng cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus

- Nghiệm thức 3: (NT3) không cảm nhiễm, cho ăn thức ăn trộn oxytetracylin (2 g/kg thức ăn) liên tục trong 5 ngày

- Nghiệm thức 4: (NT4) cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus, cho ăn thức ăn trộn oxytetracylin (2 g/kg thức ăn) sau 1 ngày cảm nhiễm

Thí nghiệm được theo dõi trong thời gian 14 ngày sau cảm nhiễm. Tôm được cho ăn thức ănvới lượng thức ăn bằng 2% trọng lượng thân (do sau khi cảm nhiễm tôm thường giảm ăn) và cho ăn 4 lần/ngày trong suốt thời gian thí nghiệm 14 ngày.

Kháng sinh oxytetracylin (99%) được trộn vào thức ăn rồi áo bằng dầu mực (20 ml dầu mực/kg thức ăn).

Kết quả


Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ tôm chết cao nhất ở NT2 với tỷ lệ tôm chết tích lũy sau 14 ngày cảm nhiễm là 48,9 ± 5,1 khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức không cảm nhiễm, tuy nhiên, khi sử dụng oxytetracylin tỉ lệ chết giảm nhưng không đáng kể.

Các chỉ tiêu miễn dịch THC, PO, RBs và SOD giảm khi cho tôm thẻ chân trắng ăn thức ăn có bổ sung oxytetracylin khi cảm nhiễm và không cảm nhiễm vi khuẩn V. parahaemolyticus gây hoại tử gan tụy cấp tính. Kết quả trên cho thấy sử dụng oxytetracylin để phòng bệnh hay trị bệnh đều làm suy giảm miễn dịch và có thể gây chết tôm. 

Qua nghiên cứu cho thấy sử dụng oxytetracylin để phòng trị bệnh do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây hoại tử gan tụy cấp tính là không hiệu quả, đồng thời làm suy giảm miễn dịch của tôm. Do đó, để phòng bệnh bà con nên quản lí chặt chẽ môi trường nước ao nuôi và theo dõi tôm thường xuyên để có biện pháp xử lí kịp thời.

Theo Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ
Đăng ngày 18/10/2019
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Giải pháp phòng trị hiệu quả EHP trên tôm nuôi bằng công nghệ Nano

EHP là dịch bệnh nghiêm trọng thường xuất hiện trên tôm thẻ, loại bệnh này khó can thiệp và phòng ngừa. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ nano thảo dược được xem là xu hướng phòng ngừa hiệu quả bệnh trên tôm, hứa hẹn là giải pháp thay thế các hóa chất, kháng sinh trong phòng trị bệnh tôm.

ao nuôi tôm
• 21:08 11/04/2023

Nano đồng - Giải pháp xử lý nước ao nuôi tôm

Công nghệ nano đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý môi trường nước ao nuôi tôm để nâng cao tính an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong đó, thực tiễn sản xuất cho thấy nano đồng (nano copper) cho hiệu quả xử lý nước và kinh tế tốt hơn so với các phương pháp xử lý truyền thống khác.

nano đồng
• 15:40 16/02/2023

Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế

Độ mặn nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng cùng với pH, oxy, độ kiềm, độ cứng… Là một trong những yếu tố môi trường quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi.

Độ mặn trong nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:56 27/01/2023

An toàn trong sử dụng thiết bị nuôi tôm

Để không ngừng phát triển, theo kịp sự tiến bộ của thế giới thì việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hầu như không thể thiếu nhằm đẩy mạnh năng suất, gia tăng giá trị kinh tế.

Ao nuôi tôm
• 10:16 25/04/2023

Hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong lồng

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) sống ở biển, có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu với môi trường tốt, có thể nuôi với nhiều hình thức như: lồng bè, ao đầm.

Cá chim vây vàng
• 11:31 19/04/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm là cụm từ nhiều người tìm kiếm vì đây là các bước quan trọng quyết định đến năng suất của tôm thẻ.

Tôm thẻ
• 10:33 31/03/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt trên bản đồ xuất khẩu ra toàn thế giới. Chính vì thế, hiểu rõ những cách cơ bản để nuôi tôm sao cho phù hợp, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao luôn là bài toán quan trọng đối với nhiều hộ nuôi tôm hiện nay.

Ao nuôi
• 10:25 30/03/2023

Liệu sử dụng thành phẩm có tốt hơn sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng trực tiếp nguyên liệu thô vào nuôi trồng thay vì sử dụng thành phẩm. Điều đó tốt hay xấu?

Nguyên liệu thô
• 17:36 06/06/2023

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.

Cá chiên
• 17:36 06/06/2023

Giá cá lóc tại Trà Vinh lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua

Rút kinh nghiệm trong nghề gần 10 năm qua, nông dân nuôi cá lóc trong năm 2022 và năm 2023 đều nuôi rải vụ, không thả cá giống nuôi tập trung cùng một thời gian nên tránh được cung vượt cầu, giá thấp.

Cá lóc
• 17:36 06/06/2023

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 17:36 06/06/2023

Thúc đẩy giải pháp giải quyết ô nhiễm nhựa ngành nông nghiệp

Hà Nội, sáng 31/5/2023 – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UNDP Việt Nam, Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam.

Phùng Đức Tiến
• 17:36 06/06/2023