Sự khác biệt giữa thiết bị AIS và Radar

Bảo đảm an toàn cho ngư dân khi đánh bắt trên biển là một việc làm vô cùng quan trọng. Và Radar là thiết bị hàng hải thiết yếu, không thể thiếu của bà con ngư dân trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, hiện nay không ít ngư dân vẫn còn nhầm lẫn tính năng bảo vệ giữa Radar & AIS. Vậy AIS và Radar khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt giữa thiết bị AIS và Radar
Hình minh họa

AIS là chữ viết tắt trong tiếng Anh (Automatic Identify System). Đây là thiết bị nhận dạng tự động trên tàu hàng hiện đang được bà con ngư dân sử dụng nhiều trên tàu cá. Đây là hệ thống thông tin an toàn hàng hải hoạt động trên sóng VHF theo quy định của Tổ chức hàng hải Quốc tế IMO, cho phép các tàu trao đổi thông tin với nhau. Định kỳ vài giây AIS tự động phát một gói dữ liệu các thông tin về tàu và hành trình của tàu như: tên tàu, số nhận dạng của tàu, vị trí của tàu, hướng, tốc độ chạy tàu, tốc độ quay trở, kích thước,…

Đồng thời, máy cũng tự động thu nhận, xử lý và đọc thông tin từ các tàu khác hoặc các trạm bờ có trang bị AIS đang phát tín hiệu xung quanh, cự ly nhận được tín hiệu thu phát của các máy AIS trên dưới 20 hải lý. Quá trình trao đổi thông tin một cách liên tục như vậy, giúp các tàu cùng hoạt động trên biển phối hợp với nhau điều chỉnh tốc độ, hướng di chuyển và cảnh giới khi điều khiển tàu và tránh đâm va, hỗ trợ đắc lực cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Tuy nhiên, các thiết bị AIS đều có chức năng điều chỉnh vừa thu vừa phát hoặc điều chỉnh chỉ thu không phát tín hiệu, đây chính là hạn chế khi dùng các thiết bị AIS trong việc tránh tai nạn đâm va trên biển. Vì vậy, thiết bị AIS có nhận được tín hiệu tàu khác hay không còn phụ thuộc vào tàu đó có trang bị máy nhận dạng tự động và phải bật chức năng phát AIS. Chưa kể đến AIS là thiết bị dùng sóng VHF nên cự ly thu phát bị giới hạn và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Để ngư dân chủ động phòng tránh các tai nạn đâm va trên biển, RADAR hàng hải chính là thiết bị có thể chủ động phát hiện chướng ngại vật trong mọi điều kiện thời tiết, phát hiện mục tiêu từ xa với khoảng cách từ hàng chục đến hàng trăm km tùy theo công suất; giúp người điều khiển tàu phát hiện tất cả các mục tiêu xung quanh, dù đó là mục tiêu cố định như núi đá, bờ đảo hoặc đất liền hay mục tiêu di động như tàu thuyền và hướng di chuyển của nó để chủ động tránh va chạm.

Chủ tàu QT90019 ông Nguyễn Linh Quyền, một trong những người tiên phong sử dụng RADAR tại tỉnh Quảng Trị. Khi mà đại đa số ngư dân đều mơ hồ về những lợi ích của Radar đem lại, ông Quyền đã mạnh dạn đầu tư RADAR cho tàu của mình từ 2006 đến nay. Ông chia sẻ: lợi ích thấy rõ nhất khi lắp đặt RADAR hàng hải trên tàu là khi tàu hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió đặc biệt là thời tiết của ngư trường miền Bắc, che khuất tầm nhìn trên biển, hay đêm tối mịt mù, thì thuyền trưởng của tàu vẫn phát hiện được mục tiêu cố định như núi đá, bờ đảo, đất liền hoặc mục tiêu di động như tàu, thuyền cách hàng chục hải lý hiển thị trên màn hình RADAR để lái tàu tránh va chạm. Khi vào cửa lạch gặp trường hợp sương mù dày đặc, thuyền trưởng có thể căn cứ vào dải phao hàng hải hiển thị trên màn hình radar để vào bờ an toàn mà không cần phải quan sát đèn hải đăng.

rada

Ông Quyền chia sẻ không cần quan sát đèn hải đăng cũng có thể vào bờ trong thời tiết xấu nhờ quan sát màn hình Radar hàng hải

Việc hiểu rõ các chức năng và cách hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động AIS và thiết bị RADAR giúp ngư dân lựa chọn đúng và trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn trên tàu khi vươn khơi đánh bắt, giảm thiểu rủi ro đâm vào nhau trên biển.

TBHH
Đăng ngày 04/04/2017
MECOM
Khoa học

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 08:53 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 08:53 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 08:53 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 08:53 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 08:53 20/04/2024