Sự thích nghi của loài trai ở Nam Cực với những biến đổi khí hậu phụ thuộc vào độ tuổi

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng hầu hết loài trai sống ở Nam Cực có sự thích ứng khác nhau với những tác động của biến đổi khí hậu tùy theo độ tuổi. Nghiên cứu này đã mang đến một cách nhìn mới và sự hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đến khả năng dự đoán sự thay đổi đa dạng sinh học biển trong tương lai.

Loài trai Laternula elliptica ở Nam Cực. (Ảnh: Oikonos)
Loài trai Laternula elliptica ở Nam Cực. (Ảnh: Oikonos)

Theo báo cáo trong tuần trên tạp chí khoa học Global, các nhà sinh vật học Anh đã khảo sát ở Nam Cực (BAS) và Đại học của Đức Kiel và Viện Alfred Wegener bật mí rằng khi nói đến những phản ứng trước thay đổi về môi trường sống loài trai ở Nam Cực (Laternula elliptica) - một loài đã từng cư trú lâu và có số lượng phong phú trong vùng biển Nam Cực, vùng biển lạnh nhưng giàu oxy – có sự khác nhau tùy thuộc vào tuổi của mỗi loài.

Nghiên cứu cũng cho thấy ở hầu hết trai cỡ nhỏ (trung bình khoảng ba tuổi) thường di chuyển đến một khu vực sống tốt hơn trong các trầm tích dưới đáy biển khi cảm nhận được nhiệt độ nóng hơn hoặc nồng độ oxy giảm, nhưng đến khi trưởng thành (khoảng 18 tuổi) đa số trai rất ít thay đổi môi trường sống. Điều này có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu môi trường sống của quần thể nghêu tương lai bởi vì nghêu là loài động vật sinh sản ở tuổi trưởng thành. Các nhà khoa học dự đoán rằng trong tương lai đại dương sẽ ấm dần và chứa ít oxy (gọi chung là tình trạng thiếu oxy).

Tiến sĩ Melody Clark dẫn đầu nhóm khảo sát về loài trai Nam Cực ở Anh cho biết: "Trai Nam Cực đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển, trai chui rút xuống đáy biển làm cho carbon và trầm tích lưu thông góp phần tăng thêm dưỡng chất cho đại dương. Chúng ta biết rằng, trai cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi môi trường và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số lượng trai sẽ giảm khi sự biến đổi khí hậu có sự gia tăng.

"Các vùng cực là nơi cảnh báo sớm nhất của Trái đất và Nam Cực là một phòng thí nghiệm thiên nhiên thật tuyệt vời để nghiên cứu những biến đổi khí hậu toàn cầu trong tương lai. Những động vật cỡ nhỏ và không mấy lôi cuốn có thể cho chúng tôi biết rất nhiều về tuổi và sự sống còn trong một thế giới đầy thay đổi. Chúng là một trong những “động lực nghiên cứu của các đại dương. "

Đồng tác giả, Eva Phillip đến từ Đại học Kiel, nói:

"Nghiên cứu cho thấy rằng điều quan trọng để điều tra độ tuổi khác nhau của loài nhằm để hiểu rõ hơn về những thay đổi và phản ứng của loài. Ở Nam Cực, kết quả nghiên cứu về loài trai đã được công bố trước đây hầu hết đều cho rằng: trai trưởng thành có thể chịu những tác động xấu hơn so với trai ở giai đoạn nhỏ trong cùng một thay đổi về môi trường và nghiên cứu mới đã chứng thực giả định này. Chỉ có kết quả điều tra về các tác nhân làm cho quần thể trai biến động, từ đó mới có thể rút ra kết luận cho toàn hệ sinh thái ven biển ".

Cũng giống như con người, khối lượng các cơ của trai “giảm” khi chúng lớn lên. Điều này có nghĩa là loài trai ít vận động hơn. Vì vậy khi được thay đổi môi trường sống, đa số trai trưởng thành có xu hướng nằm im cho đến khi điều kiện môi trường trở lại bình thường.

Doris Abele trực thuộc Viện Alfred Wegener ở Đức nói:

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự thay đổi về hoạt động sinh lý của trai giai đoạn nhỏ và giảm dần khi chúng lớn lên. Tuy nhiên, loài trai đã phát triển một cách tốt nhất theo hướng thích nghi sẵn có của loài, nó có thể chịu đựng được môi trường sống đầy khắc nghiệt chủ yếu để tồn tại và tái tạo quần đàn vào giai đoạn trưởng thành. Thay đổi khí hậu chủ yếu ảnh hưởng đến trai trưởng thành, căn cứ vào đó ta có thể sử dụng sự ảnh hưởng của loài này nhằm ngăn chặn những hậu quả khó lường cho hệ sinh thái xung quanh Nam Cực trong chiến lược phát triển ở tương lai."

Đăng ngày 20/04/2013
TEPBAC.COM
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 01:17 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 01:17 01/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 01:17 01/10/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 01:17 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 01:17 01/10/2024
Some text some message..