Sự tương tác giữa các yếu tố môi trường và độc lực vi khuẩn Aeromonas Hydrophila

Gần đây, một bài báo mới mô tả sự tác động phức tạp giữa vi khuẩn Aeromonas hydrophila và môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Điều này hy vọng rằng sẽ cho phép các bên liên quan phát triển các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện các biện pháp quản lý và các giải pháp đổi mới để giảm thiểu tác động của các mầm bệnh này đối với ngành nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
Giảm thiểu tác động của các mầm bệnh này đối với ngành nuôi trồng thủy sản

Chi Aeromonas thuộc lớp Gamma-proteobacteria và họ Aeromonadaceae. Các loài của chi này được đặc trưng là trực khuẩn gram âm (0,3–1,0 × 1,0–3,5 µm), dương tính với oxidase và catalase, và có khả năng chuyển đổi nitrat thành nitrit. Aeromonas hydrophila có thể lây nhiễm sang cá và các động vật thủy sinh khác và truyền bệnh cho chúng. Ngoài việc là mầm bệnh cho cá, nó còn có thể gây bệnh cho con người và có thể phổ biến trong môi trường nước, thực phẩm cũng như các cơ sở chế biến và bảo quản thực phẩm.

Những bệnh này có thể dẫn đến tỷ lệ chết cao và thiệt hại kinh tế trong nuôi trồng thủy sản. Ở cá, các cơ quan và mô nhạy cảm bao gồm da, mang, vây, gan, thận, tỳ tạng và ruột. Để gây bệnh, Aeromonas tạo ra nhiều yếu tố độc lực khác nhau, chẳng hạn như độc tố, enzyme và chất kết dính, góp phần gây bệnh và gây tổn hại cho vật chủ. Cá bị nhiễm A. hydrophila có thể bị loét, thối đuôi, thối vây và nhiễm trùng huyết xuất huyết, gây ra các tổn thương dẫn đến bong vảy, xuất huyết ở mang và vùng hậu môn, lồi mắt và sưng bụng. 

Bộ gen của A. hydrophila mã hóa các loại yếu tố độc lực khác nhau như aerolysin (aer), enterotoxin gây độc tế bào (act), hemolysin ổn định nhiệt (hly) và enterotoxin gây độc tế bào ổn định nhiệt (ast). Đây là những yếu tố quyết định độc lực được nghiên cứu nhiều nhất ở A. hydrophila; tuy nhiên, có những loại khác cũng có thể đóng vai trò trong khả năng gây bệnh của nó, chẳng hạn như lipase, elastase, roi, hệ bài tiết loại III, protein màng ngoài và DNase. Sự biểu hiện và điều hòa của các gen này có thể khác nhau tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, vật chủ và điều kiện môi trường.  

Cá rô phiCá bị nhiễm A. hydrophila có thể bị loét, thối đuôi, thối vây và nhiễm trùng huyết xuất huyết

Theo ghi nhận, ở nhiệt độ 28°C thì sự biểu hiện gen độc lực ở A. hydrophila in-vivo cao hơn thay vì 37°C. Người ta đã quan sát thấy tác động của độ pH và amoniac đối với việc kích hoạt các gen độc lực của Aeromonas, cụ thể là tỷ lệ chết cao đã được quan sát thấy ở cá rô phi được cảm nhiễm với A. hydrophila trong môi trường có mức độ pH và nồng độ amoniac cao. Oxy có thể điều chỉnh các gen độc lực bằng cách điều chỉnh hoạt động của các yếu tố phiên mã - là các protein liên kết với các trình tự DNA cụ thể và kiểm soát biểu hiện gen.

Yếu tố phiên mã phản ứng với oxy là chất điều hòa fumarate và nitrat reductase (FNR), được kích hoạt trong điều kiện oxy thấp và ức chế các gen liên quan đến hô hấp hiếu khí và kích hoạt các gen liên quan đến hô hấp kỵ khí và độc lực. Oxy cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự biểu hiện của gen độc lực bằng cách ảnh hưởng đến việc sản xuất các loại ROS, NO - là những phân tử có thể gây tổn hại cho tế bào vi khuẩn và là một phần của phản ứng miễn dịch của vật chủ. 

Như vậy, sự điều hòa môi trường về độc lực ở A. hydrophila nổi lên như một sự tương tác phức tạp giữa vi khuẩn và môi trường của nó. Nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, amoniac và lượng chất dinh dưỡng sẵn có đóng vai trò điều biến, điều phối sự biểu hiện của các gen độc lực và sản sinh độc tố.

Khả năng thích ứng vượt trội này cho phép A. hydrophila phát triển mạnh trong các môi trường thủy sinh đa dạng và lây nhiễm trên nhiều vật chủ, đặt ra thách thức đáng kể cho ngành nuôi trồng thủy sản. Việc làm sáng tỏ các cơ chế điều chỉnh độc lực môi trường là mục tiêu hấp dẫn cho nghiên cứu trong tương lai. Bằng cách làm sáng tỏ những con đường này, chúng ta có thể mở đường cho việc phát triển các biện pháp can thiệp có mục tiêu nhằm giảm thiểu nhiễm trùng A. hydrophila, cuối cùng là thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản lành mạnh và bền vững hơn.  

Đăng ngày 07/06/2024
Hồng Huyền @hong-huyen

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:17 25/06/2024

Nuôi rươi cùng với trồng lúa: Hiệu quả kép

Rươi, một loại đặc sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng bởi hương vị độc đáo mà còn bởi giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Nuôi rươi kết hợp với trồng lúa là một mô hình nông nghiệp sáng tạo, đem lại hiệu quả kép cho người nông dân.

Rươi
• 09:49 24/06/2024

Tạo môi trường đáy tốt cho tôm vào mùa mưa

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, mùa mưa luôn mang đến nhiều thách thức. Môi trường nước và đáy ao biến đổi nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Vì vậy, việc tạo môi trường đáy ao tốt cho tôm vào mùa mưa là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này Tép Bạc sẽ giúp người nuôi hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp cụ thể để duy trì đáy ao tốt cho tôm trong mùa mưa.

Thăm nhá tôm
• 08:00 24/06/2024

Dùng muối tắm cho cá tầm mang lại lợi ích gì?

Việc tắm muối cho cá tầm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cá, giúp chúng loại bỏ ký sinh trùng, giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch. 

Cá tầm
• 10:05 20/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 14:36 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 14:36 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 14:36 26/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 14:36 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:36 26/06/2024
Some text some message..