Sự xuất hiện lợn cợn trong ao tôm

Trong nuôi tôm, việc duy trì một môi trường ao nuôi lành mạnh và ổn định là yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của tôm.

Nước ao tôm
Lợn cợn trong ao cũng góp phần làm giảm chất lượng nước nuôi

Bên cạnh đó, hiện tượng ao nuôi có lợn cợn luôn là vấn đề mà người nuôi thường gặp phải trong quá trình canh tác. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm, làm giảm năng suất vụ nuôi. Vậy lợn cợn trong ao là gì và làm thế nào để xử lý?

Thế nào là lợn cợn trong ao?

Các lợn cợn hay chất lơ lửng này hầu hết là những chất hữu cơ phát sinh trong quá trình nuôi tôm. Lượng chất lợn cợn càng nhiều, việc phân hủy các chất lợn cợn của vi sinh vật sẽ đòi hỏi nhu cầu về oxy càng cao, dẫn tới nồng độ oxy hòa tan trong ao tôm bị giảm xuống, có khi xuống dưới mức nồng độ khuyến cáo cho tôm nuôi.

Bên cạnh đó, mức độ xuất hiện của chất lơ lửng hay lợn cợn trong ao nuôi cũng phần nào phản ánh được tình trạng của ao nuôi, việc các chất này được hình thành và gia tăng sẽ làm chất lượng nước trong ao giảm đi đáng kể.

Nguyên nhân phát sinh 

- Hiện tượng tảo nở hoa: Những ao nuôi dư thừa chất hữu cơ, mất cân bằng dinh dưỡng Nitơ và Phospho trong điều kiện thuận lợi, các loại tảo độc như tảo lam, tảo mắt, tảo giáp, tảo đỏ,… sẽ phát triển mạnh, sản sinh ra nhiều chất độc gây ra lợn cợn làm nhớt nước ao và tăng lượng cợn.

- Sụp tảo (tảo chết): Nếu pH trong nước thấp cộng với độ kiềm thấp hoặc diệt tảo không đúng cách sẽ làm tảo chết đồng loạt gây ô nhiễm nước ao nuôi, tạo lợn cợn và váng bọt khó tan.

- Tích lũy nhiều bùn đáy: Quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các khí độc như H2S, NO2, NH3, CH4 từ lớp bùn đáy ao, làm tăng lượng lợn cợn và khí độc, tạo thành váng bọt và gây ô nhiễm nước trong ao.

- Vi sinh vật dạng sợi phát triển: Với khả năng gây ra các hợp chất kỵ nước và phóng thích các chất bề mặt sinh học khi chết đi, gây nhớt nước và tạo các váng bọt khó tan, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

- Các chất rắn lơ lửng hình thành nhiều trong ao: Chất rắn lơ lửng như đất sét, tạp chất, hoặc chất hữu cơ dư thừa tạo điều kiện cho sự phát triển của lợn cợn, khiến nước bị đục, nhớt, xuất hiện lợn cợn và dần hình thành váng bọt.  

Tác động ao nuôi

Trong lợn cợn thường bao gồm các chất hữu cơ, đây là môi trường tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus có hại sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Nếu không kịp thời xử lý sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Tôm bỏ ăn: Khi những lợn cợn và thức ăn dư thừa trong ao nuôi tôm quá nhiều, cùng với xác tảo tàn thì rất dễ xúc tác cho khí độc NH3, NO2 và H2S trong ao tôm tăng lên vượt ngưỡng, làm tôm kém ăn, giảm ăn hoặc bỏ ăn hàng loạt.

- Tôm thiếu ôxy: Lợn cợn nhiều làm giảm lượng oxy trong ao, ảnh hưởng đến hấp thụ oxy của tôm và có thể dẫn đến tình trạng tôm nổi đầu. 

Tôm bệnhTôm nuôi bị đứt râu, xuất hiện các chấm đen trên vỏ, chân. Ảnh: vagen.com.v

- Gây bệnh cho tôm: Các mảng lợn cợn trong ao nuôi tôm nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh cho tôm (cụt râu, mòn đuôi,…). Nếu tôm ăn phải sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột như gan, tụy (sưng gan, trống ruột, phân trắng, phân lỏng,…)

- Cạnh tranh tảo: Lợn cợn còn tạo điều kiện lý tưởng cho tảo độc phát triển, những loại tảo lam sẽ phát triển cạnh tranh với các loại tảo silic có lợi trong ao.

Biện pháp xử lý

- Gia cố kỹ bờ ao và đảm bảo độ sâu phù hợp: Sử dụng ao lót bạt hoặc lót bạt bờ để tránh rửa trôi đất vào ao khi trời mưa. Nên bảo đảm độ sâu phù hợp để giảm khả năng tích tụ bùn đáy.

- Quản lý chất lượng thức ăn và lượng cho ăn: Lựa chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng và quản lý chặt chẽ lượng thức ăn để tránh dư thừa.

- Xử lý bùn đáy ao: Thực hiện xi-phông và hút bùn đáy ao định kỳ để loại bỏ chất cặn tích tụ.

- Quản lý tảo ở mật độ phù hợp: Duy trì các chỉ tiêu pH và độ kiềm để kiểm soát sự phát triển của tảo độc.

- Sử dụng chế phẩm sinh học: Sử dụng chế phẩm sinh học chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy bùn đáy và chất hữu cơ dư thừa.

Đăng ngày 19/08/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 02:26 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 02:26 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 02:26 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 02:26 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 02:26 18/11/2024
Some text some message..