Sứa siêu nhỏ và sức khỏe mang cá

Hydrozoans, thường được gọi là sứa siêu nhỏ có thể là nguyên nhân gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực trên mang của cá nuôi.

sứa siêu nhỏ
10% các trang trại cá hồi của Mowi Scotland được phát hiện bị ảnh hưởng bởi sứa trong 12 tháng qua. Ảnh: Coldwater.science.

Lucy Fry, giám đốc y tế khu vực tại Mowi cho biết việc theo dõi sinh vật phù du và hydrozoan hàng ngày cho thấy nhiều loài sứa có thể là nguyên nhân gây ra một số thiệt hại cho mang cá chưa giải thích được trước đây. 

Trong những năm gần đây, các tương tác tiêu cực giữa sự phát triển quá mức của sứa và cá biển nuôi đã được báo cáo. Những tương tác tiêu cực có thể làm cá chết hàng loạt gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

lồng nuôi cá hồi
Một lồng cá hồi ở Scotland. Ảnh minh họa.

Những nghiên cứu trước đây Mar Bosch-Belmar và cộng sự 2016 đã báo cáo rằng các loài sứa lớn như Pelagia noctiluca gây ra nhiều tổn thương trên mang cá.

Hydrozoan, loài sứa siêu nhỏ nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề hơn so với các loài sứa lớn, với các tế bào châm có khả năng gây tổn thương mô mang. Chúng có thể dẫn đến tổn thương mang đáng kể và có khả năng gây biến chứng các bệnh nhiễm trùng mang hoặc các bệnh khác như bệnh amip mang (AGD). Vì kích thước của chúng nên chúng cũng có nguy cơ gây ra những tổn thương bên trong đáng kể cho cá bằng cách xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa.

mang cá

Các tổn thương bên ngoài trên cá tráp (Sparus aurata) do tiếp xúc với sứa Pelagia noctilucaA. Mang cá khỏe mạnh khi không tiếp xúc với sứa; B. Mang cá xuất hiện tổn thương ăn mòn, xuất huyết, giảm sắc tố … đây là cá thuộc nhóm có mật độ sứa cao trong 24 giờ sau khi tiếp xúc với sứa; C. vết thương hoại tử trên da cá khi tiếp xúc với mật độ sứa trung bình sau 2 tuần.

Hydrozoan được có trong hầu hết các môi trường sống ở biển, phong phú và đa dạng nhất ở những vùng nước nông ấm áp. Do kích thước của chúng, hydrozoan không thể được phát hiện bằng mắt thường, nhưng phân tích bằng kính hiển vi giúp Mowi nhận ra sự hiện diện của chúng. Kể từ khi quá trình giám sát bắt đầu cách đây 12 tháng, khoảng 10% các trang trại cá hồi đã được phát hiện có sự phát triển quá mức của các loài hydrozoan khác nhau.

“Chúng tôi không ngừng tìm kiếm những cách thức mới để tăng cường sức khỏe cá và với hệ thống cải tiến để theo dõi sứa siêu nhỏ, chúng tôi hiện có thể bắt đầu theo dõi các mô hình. Và xu hướng cho thấy cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ cá nuôi chống lại hydrozoan. Bằng cách tiếp tục nghiên cứu và chia sẻ kiến thức này, chúng tôi hy vọng bổ sung thêm hiểu biết về cách cá mà cá bị ảnh hưởng bởi các loài sứa siêu nhỏ, xác định xem chúng có đóng góp vào bệnh amip mang và các vấn đề sức khỏe mang chưa rõ nguyên nhân khác, như chúng tôi đang nghi ngờ hay không,” Fry nói .

Mối quan tâm quốc tế

Hydrozoans được biết đến là mối quan tâm với các nhà sản xuất ở Canada, Na Uy, Chile và Ireland. Trước đây đã báo cáo sự hiện diện của sứa nhỏ, nhưng việc tăng cường giám sát có thể là chìa khóa để quản lý tác động của các loài này.

Hydrozoans là vấn đề nằm trong số những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe mang đang được thảo luận tại Hội nghị Gill Heath Quốc tế vào ngày 26 và 27 tháng 10 do Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Bền vững Đổi mới (SAIC) tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Nghiên cứu Hải sản Na Uy (FHF).

Heather Jones, Giám đốc điều hành của SAIC, cho biết: “Nâng cao sức khỏe mang là một lĩnh vực ưu tiên quốc tế trong nuôi trồng thủy sản. Sự đổi mới và hợp tác có khả năng tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe của cá. Thông qua các hội nghị như thế này, chúng tôi có thể chia sẻ kiến thức để nâng cao hiểu biết và nhận thức về các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến ngành. Điều vô cùng quan trọng là chúng ta phải làm việc cùng nhau, cả trong nước và quốc tế, để truyền đạt kết quả và chia sẻ những đổi mới có thể giúp giải quyết những thách thức vì lợi ích của toàn bộ ngành.”

The Fish Site
Đăng ngày 02/12/2021
Lệ Thủy @le-thuy
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 06:59 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 06:59 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 06:59 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 06:59 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 06:59 29/03/2024