Tác động của hình dạng bể nuôi và sục khí đến ấu trùng cá tráp quy mô nhỏ

Điều kiện trong bể ương ấu trùng là những yếu tố quan trọng để tăng cường tỷ lệ sống và cải thiện tăng trưởng trong nhiều hệ thống khác nhau từ quy mô nhỏ đến lớn, và trong nhiều trường hợp, sự khác biệt giữa hình dạng bể nuôi trong một hệ thống nuôi sẽ đem đến những hiệu quả khác nhau.

cá tráp đỏ
Cá tráp là mô hình nghiên cứu có thể dùng để tham khảo cho nhiều đối tượng nuôi khác. Ảnh: Weanimalsmedia.

Điều này có thể do các yếu tố như sự khác biệt về tốc độ dòng chảy, lượng thức ăn viên và tươi sống được sử dụng, mật độ tảo trong hệ thống, sự thay đổi nhiệt độ, độ mặn và ánh sáng. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào các thông số vật lý trên, tuy nhiên thiết kế bể là một trong những lưu ý quan trọng khi ương nuôi cá bột ít được nhắc đến cũng như dòng chảy và sự đối lưu nước trong bể là một khía cạnh cơ bản cho các thiết kế bể trong ương nuôi ấu trùng. 

Cá tráp (Pagrus major) là một trong những loài quan trọng nhất đối với nghề cá thương mại ven biển ở khu vực châu Á nhờ vào mùi vị thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và khả năng sinh trưởng nhanh. Bên cạnh đó, cá tráp không chỉ được xem như một mô hình nghiên cứu khoa học hữu ích mà còn là tài liệu tham khảo cho các loài vật nuôi khác.

cá tráp đỏ
Cận cảnh loài cá tráp đỏ (Pagrus major). Ảnh: Morigami.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng hình dạng bể nuôi và cách bố trí hệ thống sục khí có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ấu trùng cá tráp. Để kiểm tra giả thuyết này, trứng đã thụ tinh của cá tráp được mua từ một trại giống tư nhân và vận chuyển đến phòng thí nghiệm Đại học Nagasaki. Trứng được phân bố đều  trong các bể nhỏ 50L có hình dạng cùng với các hệ thống sục khí khác nhau.

(1) Bể hình trụ có một đá sục khí tốc độ sục khí 100 ml/phút ở trung tâm đáy bể.

(2) Bể hình chữ nhật có một đá sục khí tốc độ sục khí 100 ml/phút ở trung tâm đáy bể.

(3) Bể hình chữ nhật có hai viên đá sục khí tốc độ sục khí 50 ml/phút ở mỗi tâm của nửa đáy bể.

Mỗi bể thí nghiệm được cho ăn luân trùng (Brachionus plicatilis) và tảo Chlorella  trong vòng 14 ngày sau khi nở. Tỷ lệ sống và các chỉ tiêu cần thiết đã được ghi nhận. 

Kết quả ghi nhận cho thấy rằng tốc độ dòng chảy trong bể (1) nhanh hơn bể (2) và (3). Tỷ lệ sống sau 14 ngày trong bể (1) và bể (2) tương tự nhau lần lượt là 54,7% và 55,3% cao hơn gấp 2 lần so với bể (3) là 29,6%. Điều này có thể là do hai vòng xoáy được hình thành giữa hai thiết bị sục khí trong bể (3) có thể khiến ấu trùng cá choáng váng, tiếp xúc với thành bể và bọt khí thường xuyên hơn.

Ngoài ra, tỷ lệ bong bóng cá bị tổn thương ở bể (1) cao hơn đáng kể so với bể (2) và (3). Nguyên nhân có thể là do tốc độ dòng chảy trong bể (1) cao hơn khoảng 1,2 lần trong khi tốc độ bơi trung bình của ấu trùng cá tráp có thể ước tính trong nghiên cứu này là dưới 4,6 mm/s. Tốc độ nước cao không chỉ có thể ngăn cản ấu trùng bám vào bề mặt nước mà còn làm cho bong bóng cá bị tổn thương. 

Việc bong bóng cá trong giai đoạn ấu trùng bị tổn thương được biết là nguyên nhân gây ra các dị tật như cong vẹo cột sống sẽ xảy ra khi cá đến giai đoạn cá con. Đáng chú ý là tỷ lệ bong bóng cá bị tổn thương được quan sát thấy mà không có bất kỳ biểu hiện dị dạng bên ngoài nào của ấu trùng cá tráp trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, điều này có thể là do ấu trùng trong nghiên cứu này (chiều dài cơ thể <5,0 mm) quá nhỏ để phát hiện dị tật.

thiết kế bể nuôi

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm kiếm điều kiện tối ưu cũng như kiểm tra tác động của hình dạng bể nuôi và sục khí đối với sự phát triển, tỉ lệ sống và khả năng bơi lội của ấu trùng trong quy mô nhỏ với đối tượng là ấu trùng cá tráp (P. major). Kết quả từ nghiên cứu này đề xuất việc sử dụng bể hình chữ nhật với quy mô nhỏ 50L và hệ thống một đá sục khí là lựa chọn thích hợp hơn đối với quy trình ương nuôi ấu trùng cá tráp vì khi đó tỷ lệ sống được nâng cao, khả năng bơi ổn định và hạn chế bong bóng cá bị tổn thương.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã đề xuất rằng việc đo mật độ thức ăn tươi sống (luân trùng, artemia) tại các điểm khác nhau của bể ương nuôi ấu trùng là một trong những phương pháp thực tế để ước tính vận tốc dòng chảy trong bể. Do đó, việc thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn là việc làm cần thiết để cung cấp thêm thông tin một cách chi tiết nhất.

References: Effects of tank shapes and aerations on survival, growth and swim bladder inflation of red seabream Pagrus major larvae. Aung Naing Win, Yamazaki, W., Sumida, T., Hagiwara, A., & Sakakura, Y. (2020). Aquaculture Reports, 18, 100451. https://doi.org/10.1016/j.aqrep.2020.100451

Đăng ngày 19/07/2021
Uyên Đào @uyen-dao
Kỹ thuật

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:44 03/10/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 09:44 03/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 09:44 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:44 03/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:44 03/10/2024
Some text some message..