10 năm sau khi thông qua Quy chế IUU của EU, một báo cáo mới được phát hành xem xét hệ thống của EU đã tác động đến dòng sản phẩm thủy sản NK vào EU và thương mại trong EU như thế nào.
Cách đây hơn 10 năm, ước tính mỗi năm có 500.000 tấn hàng thủy hải sản khai thác trái phép được đưa vào thị trường EU. Hoạt động bất hợp pháp trị giá 1,1 tỷ USD không chỉ gây thiệt hại cho cộng đồng địa phương và các DN, mà còn gây cạn kiệt tài nguyên biển nguyên sơ của chúng ta. Liên minh châu Âu là nhà kinh doanh thủy sản và nuôi trồng thủy sản lớn nhất trên thế giới về giá trị và người dân tiêu thụ trung bình 25,5kg cá/người/năm. Đó là lý do tại sao việc thông qua Quy chế của EU đối với việc đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trong năm 2008 là một bước quan trọng để đảm bảo rằng tất cả sản phẩm thủy đưa vào EU đều có nguồn gốc và thương mại hợp pháp.
Quy định này được cho là bộ luật đầy tham vọng nhất trên toàn cầu nhằm chống lại đánh bắt IUU bằng cách sử dụng một loạt các biện pháp liên quan đến thương mại. Hệ thống khai thác thủy sản này đã chứng tỏ có hiệu quả đặc biệt trong việc thúc đẩy cải cách nghề cá ở các nước thứ ba về cải thiện trong quản lý nghề cá và kiểm soát tính hợp pháp của sản phẩm thủy sản. Theo hệ thống này, Ủy ban châu Âu có thể cảnh báo (thẻ vàng) nếu nước đó không có hành động chống lại đánh bắt IUU theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc không giải quyết các khiếm khuyết một cách kịp thời và hiệu quả đã dẫn tới việc cấm XK thủy sản sang EU (kể cả các biện pháp trừng phạt) cho đến khi các biện pháp cần thiết được thông qua. Điều này rõ ràng có tác động quan trọng đối với nước XK và nước NK của EU.
Kể từ tháng 1/2010, khi Quy chế bắt đầu có hiệu lực, có 25 quốc gia đã bị cảnh cáo thẻ vàng và trong số đó có 3 thẻ đỏ.
Nhưng điều gì thực sự xảy ra với các dòng thương mại thủy hải sản khi một quốc gia bị cảnh cáo thẻ vàng hoặc thẻ đỏ?
Báo cáo mới được công bố hồi đầu tháng 2/2018 nhằm hỗ trợ công việc của Tổ chức Công lý Môi trường Oceana, Quỹ từ thiện Pew và WWF † và là phân tích chi tiết đầu tiên cho thấy những thay đổi trong dòng NK thủy sản từ năm 2010 có liên quan trực tiếp vào Quy định IUU. Báo cáo tập trung vào các dòng thương mại 'rủi ro cao' sang EU, xét về khả năng sản phẩm đánh bắt vi phạm các quy định về nghề cá hiện hành.
Trái ngược với các phân tích trước đó, báo cáo cho thấy những điểm yếu trong kiểm soát NK của các nước thành viên và các tiêu chuẩn không đồng đều có thể tạo ra một lộ trình cho các sản phẩm không tuân thủ quy định vào thị trường EU.
Đáng chú ý nhất, báo cáo xác định một số ví dụ về các dòng thương mại có nguy cơ cao đang chuyển đổi giữa các nước EU sau khi bị cảnh báo thẻ vàng của một số nước XK.
Ví dụ 1: Nhập khẩu vào Italy tăng
Ví dụ, Italy báo cáo, NK thủy sản vào quốc gia này tăng khi hơn một nửa số nước/vùng lãnh thổ thứ ba nằm trong xem xét, đặc biệt đối với các sản phẩm có giá trị cao như cá kiếm và cá ngừ
Ví dụ 2: Thay đổi dòng chảy thương mại từ Tây Ban Nha sang Bồ Đào Nha
Bồ Đào Nha báo cáo NK tăng từ một số nước thứ ba đã bị cảnh báo và điều này thường trùng với việc giảm NK cùng một loại hàng hoá (cá kiếm, cá mập và surimi) do Tây Ban Nha báo cáo.
Phân tích các luồng thương mại bên trong EU cũng chỉ ra rằng Bồ Đào Nha có thể được xem như một điểm nhập cảnh cho các sản phẩm dành cho Tây Ban Nha, làm cho chính quyền ở Tây Ban Nha khó kiểm tra nguồn gốc hợp pháp của thủy sản này từ thị trường EU đơn lẻ đó.
Các đỉnh cao bất thường trong thương mại và các bất thường thương mại khác cũng được báo cáo từ các nước EU khác không được coi là các nhà NK thủy sản chủ yếu ở EU, ví dụ: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Latvia, Lithuania và Ba Lan.
Những xu hướng gợi ý điều gì?
Những xu hướng này cho thấy các công ty có thể khai thác từ những nước trong EU được xem là béo bở hơn so với việc NK thủy sản có rủi ro cao và có nguy cơ khai thác trái phép. Điều này đảm bảo nhu cầu cấp bách về phối hợp cải tiến và hài hoà hoá kiểm soát NK giữa các quốc gia thành viên.
Các quốc gia quá cảnh và quốc gia đích cũng cần phối hợp tốt hơn để đảm bảo rằng các giấy chứng nhận khai thác đối với hàng NK thủy sản được kiểm tra kỹ lưỡng và áp dụng các biện pháp kiểm soát và giám sát chặt chẽ thống nhất trên toàn bộ biên giới EU, bao gồm các nước nhỏ.
Một hệ thống CNTT của EU nhằm tạo điều kiện giám sát thủy sản NK, kiểm soát toàn bộ, có sự phối hợp và đánh giá rủi ro là then chốt cho thành công của Quy định IUU và việc thành lập quy định phải là một nhiệm vụ ưu tiên đối với Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên.
Liên hệ: Tổ công tác IUU - VASEP, Email: [email protected]