Tác dụng của dịch chiết lá và hạt sim trong nuôi tôm

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã thực hiện nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết lá sim và hạt sim đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi nước lợ.

dịch chiết lá và hạt sim trong nuôi tôm
Ứng dụng dịch chiết lá sim và hạt sim. Hình minh họa

Vật liệu nghiên cứu

Trong phương pháp này, lá sim được thu bao gồm lá trưởng thành sau búp hai lá. Hạt sim được thu bằng cách thu quả sim chín, chà tách thịt quả và được rửa sạch bằng nước. Lá sim được rửa sạch và sấy ở nhiệt độ 400C đến khô (khoảng 15 - 16 giờ). Hạt sim được phơi khô tự nhiên. Lá sim khô và hạt sim khô được nghiền nhỏ đến đường kính < 0,1 mm, bảo quả trong túi nilon kín ở 40C làm nguyên liệu để tách chiết.

Phương pháp nghiên cứu

Tách chiết và thu bột chiết lá sim và hạt sim: Mẫu nghiền nhỏ của lá sim khô được thêm dung môi ethanol 40% với tỷ lệ 1/10, chiết lắc trong thời gian 15 phút ở nhiệt độ 900C. Mẫu nghiền nhỏ của hạt sim khô được tách chiết theo phương pháp tách chiết tối ưu cho hạt sim của Lại Thị Ngọc Hà (Thi Ngoc Ha Lai et al., 2014). Bột hạt sim được thêm dung môi ethanol 79% với tỷ lệ 1/20, chiết lắc trong thời gian 79 phút ở nhiệt độ 830C. Hỗn hợp sau khi chiết lắc được ly tâm với tốc độ 6.000 vòng/phút ở nhiệt độ 40C trong 10 phút. Dịch trong thu được sau ly tâm tiếp tục được cô quay chân không để loại bỏ hoàn toàn dung môi ở nhiệt độ 400C. Dịch chiết đã đuổi dung môi, sau đó được đông khô thành bột và được bảo quản ở điều kiện tối trong tủ đá để dùng cho thử nghiệm khả năng diệt khuẩn.

Pha dịch chiết lá sim và hạt sim

Bột dịch chiết lá sim và hạt sim được pha trong dung dịch DMSO (Dimethyl Sulfoxide) đạt nồng độ dung dịch 10, 15, 20, 25 và 30 µg/µl.

Chuẩn bị các chủng vi khuẩn: các chủng vi khuẩn thuần V.parahaemolyticus KC12.02.0, V.parahaemolyticus KC13.14.2 và Vibrio sp KC13.17.5.

Kết quả nghiên cứu

Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết lá sim trên vi khuẩn gây AHPND:

Kết quả cho thấy dịch chiết lá sim có khả năng tiêu diệt các chủng vi khuẩn Vibrio gây AHPND, đường kính vòng vô khuẩn bình quân tăng dần theo liều lượng dịch chiết lá sim sử dụng. Đối với chủng vi khuẩn V.parahaemolyticus KC12.02.0 đường kính vòng vô khuẩn thu được thấp nhất là 7,67 mm ứng với nồng độ thảo dược là 10 µg/µl và đường kính vòng vô khuẩn thu được cao nhất là 13,33 mm ứng với nồng độ thảo dược là 30 µg/µl. Tương tự đối với chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus KC13.14.2 đường kính vòng vô khuẩn thu được thấp nhất là 10 mm và cao nhất là 14 mm; Đối với chủng vi khuẩn Vibrio sp. KC13.17.5, đường kính vòng vô khuẩn thu được thấp nhất là 7,67 mm và cao nhất là 12,67 mm.

Tác dụng của dịch chiết hạt sim trên vi khuẩn gây AHPND: Kết quả thử nghiệm cho thấy, khả năng tiêu diệt các chủng vi khuẩn Vibrio gây AHPND của dịch chiết hạt sim tương đối tốt. Đối với chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus KC12.02.0  đường kính vòng vô khuẩn dao động từ 12,67 - 18 mm, ứng với nồng độ thảo dược sử dụng tăng dần từ 10 - 30 µg/µl. Tương tự đối với chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus  KC13.14.2  là 12,33 - 17,67 mm và đối với chủng vi khuẩn Vibrio sp. KC13.17.5 là 12,0 - 19,33 mm.

Cả dịch chiết lá sim và dịch chiết hạt sim đều cho kết quả kháng vi khuẩn gây AHPND trong điều kiện in vitro (điều kiện trong phòng thí nghiệm). Tuy nhiên, dịch chiết hạt sim thể hiện hoạt tính kháng vi khuẩn gây AHPND cao hơn so với lá sim; do đó đây là tiềm năng cho nguồn nguyên liệu để phát triển sản phẩm thảo dược phòng trị AHPND trên tôm.

TCTS
Đăng ngày 05/06/2017
Nguyễn An
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 15:52 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:52 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 15:52 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 15:52 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 15:52 20/12/2024
Some text some message..