Tác hại của đập Xayaburi lên ĐBSCL

Đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mê kong chảy qua địa phận nước Lào đã được chính phủ Vientiane chính thức khởi công xây dựng hồi đầu tháng 11 vừa qua.

khoi cong dap xayaburi
Sơ đồ Đập Xayaburi 1.260 MW kinh phí 3,5 tỉ USD, dự trù hoàn tất và hoạt động phát điện vào tháng 3 năm 2018.

Các nước ở hạ nguồn như Việt Nam, Kampuchia và nhiều nhà môi trường đều bày tỏ quan ngại về những tác động bất lợi lớn lao do con đập đó gây nên.

Trong chuyên mục Khoa học - Môi trường kỳ này, nhà sinh thái học Nguyễn Hữu Thiện của Việt Nam nêu ra những bất lợi đó trong cuộc nói chuyện với Gia Minh. Trước hết ông trình bày lại những tác động của đập thủy điện Xayaburi đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long ở cuối nguồn dòng Mê kong:

Ảnh hưởng đến nghành nông nghiệp, thủy sản

Nhà sinh thái học Nguyễn Hữu Thiện: Đập Xayaburi cần được đặt trong bối cảnh tổng thể vì có đến 11 đập. Xayaburi là đập đầu tiên sẽ tạo nên một ví dụ rất tồi tệ cho tất cả các đập khác đi theo. Thứ nhất Đập Xayaburi còn gây tranh cãi. Thứ hai đánh giá tác động môi trường do công ty Thái Lan, Tin Consulting Company làm. Họ chỉ xét 10 cây số trên đập và 10 cây số dưới đập; như vậy họ không đánh giá được xa. Ngoài ra cho đến nay chưa có đánh giá tác động xuyên biên giới nào. Nếu đập Xayaburi làm ví dụ để cho các đập khác đi theo, thì sẽ làm cho các nước ở cuối nguồn như Việt Nam rất lo ngại về những tác động.

bieu tinh xay dap thuy dien
Người dân Thái Lan phản đối việc xây dựng đập thủy điện trên sông Mekong hôm 07/8/2012. AFP photo

Tác động đối với sông Cửu Long có hai tác động chính là cá và phù sa. Khi nói đến cá, không chỉ cá nước ngọt không thôi mà còn cá biển nữa. Cả vùng biển ở Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cũng bị ảnh hưởng vì năng suất cá ở vùng biển đó lệ thuộc vào nguồn phù sa của dòng sông Mê kong đưa ra hằng năm. Việc mất phù sa cũng làm ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Hai trụ cột kinh tế chính của vùng này là nông nghiệp và thủy sản.

Kinh nghiệm đã có ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long là nếu trồng lúa trong đê từ 6-10 năm, nếu không tiếp tục cung cấp phù sa thì năng suất giảm, cho dù có bón phân tăng lên. Việc giảm cá nước ngọt làm giảm nguồn dinh dưỡng của người dân, nhất là người nghèo ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Hai nữa toàn bộ sự đa dạng sinh học của đồng bằng Sông Cửu Long phụ thuộc vào cá. Thứ ba nữa cá này được dùng để nuôi thủy sản, như cá catfish ngoài biển cũng dùng để nuôi thủy sản. Ngành thủy sản nuôi không thể nào thay thế được cho nguồn thủy sản tự nhiên; vì thủy sản nuôi lợi nhuận thấp và lệ thuộc vào nguồn thức ăn là cá tự nhiên. Nếu mất đi nguồn cá tự nhiên thì ngành thủy sản sẽ có khó khăn hơn.

Gia Minh: Việt Nam có thấy những tác động bất lợi nhiều như thế đối với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; nhưng phía Lào khi khởi công họ cũng có những lập luận bảo vệ. Đối với lập luận Lào đã thay đổi thiết kế và như vậy không gây ảnh hưởng nhiều, Việt Nam có phản bác thế nào?

Nhà sinh thái học Nguyễn Hữu Thiện: Gần đây Lào có nói họ đã giải quyết được các mối lo ngại của các quốc gia láng giềng, nhưng thực sự điều đó không đúng. Có thể thấy là những mối lo ngại chính của Việt Nam chưa được giải quyết gì cả. Ví dụ như nói thay đổi thiết kế, chúng ta có thấy sửa đổi ra làm sao đâu, kể cả MRC (Ủy hội Sông Mê kong) cũng chưa thấy sửa đổi. Còn Lào công bố có đưa ra những thiết kế để phù hợp hơn, đó là họ dựa vào hai báo cáo chính của Poyry và CNR. Mà báo cáo của Poyry và CNR được thực hiện bởi những kỹ sư. Đặc biệt những kỹ sư của Poyry thì họ không hiểu biết gì về sinh thái dòng sông Mê kong, họ chỉ là những kỹ sư mà thôi.

Những công nghệ họ đưa ra để sửa đổi nhằm trấn an dư luận thì những công nghệ đó dựa vào kinh nghiệm của Châu Âu là chủ yếu, và những công nghệ đó chưa được chứng minh ở những vùng nhiệt đới. Đối với những dòng sông có độ lớn như Sông Mê kong thì đó chỉ là những lý thuyết mà thôi. Còn Công ty CNR có ra một thông cáo báo chí nói rất rõ về những điều họ đưa ra chỉ là lý thyết, cần phải phát triển thêm và chi phí của "những cái" đưa ra chưa được tính toán, cần phải tính toán.

Việt Nam luôn xem Lào là anh em. Bây giờ Lào khởi công xây dựng đập Xayaburi, thì Việt Nam nói với "anh em" rất khó. Tuy nhiên lo lắng vẫn còn đó.

Gia Minh: Các ý kiến mà ông vừa nêu có được đưa ra cho Ủy hội Sông Mê kong là cơ chế giúp giải quyết các vấn đề liên quan việc khai thác dòng sông Mê kong này?

Nhà sinh thái học Nguyễn Hữu Thiện: Việc Lào thuê công ty Poyry, công ty CNR và việc Lào trao đổi thông tin với các quốc gia gần đây về câu chuyện Xayaburi thì không nằm trong khuôn khổ của MRC. Trong hiệp định 1995, có một qui trình là qui trình PNCPA; tức là qui trình thông báo trước, tham vấn và đồng thuận. Qui trình này cũng còn nhiều kẻ hở. Có nhiều vấn đề được đặt ra về qui trinh đó ví dụ như những việc xảy ra bên ngoài khung MRC có được xem có giá trị hay không; hoặc ví dụ như khi nào nên xem qui trình PNCPA kết thúc. Phía Lào nói PNCPA kết thúc rồi nhưng điều kiện nào để kết thúc và tham vấn phải bao lâu, và trong trường hợp mà các nước chưa đồng thuận trong việc kết thúc tham vấn thì ai có quyền quyết định kéo dài và ai có quyền ra quyết định kết thúc. Thành ra PNCPA cũng lỏng lẻo và Hiệp định 1995 cũng lỏng lẻo.

Thủy điện không rẻ

Gia Minh: Vậy theo ông phương thức tốt nhất cho vấn đề hiện nay là gì?

Nhà sinh thái học Nguyễn Hữu Thiện: Thứ nhất phải nên thấy những tác động này rất to lớn và vươn xa; thứ hai nữa sẽ dài trong thời gian mấy thế hệ về sau, và điều quan trọng là một khi có tác động thì những tác động đó là vĩnh viễn, không thể phục hồi được.

Đây là dòng sông quốc tế, mang ý nghĩa to lớn về mặt sinh thái, về mặt xã hội, về mặt văn hóa, về mặt kết nối các dân tộc trong vùng này. Với một tài sản lớn như vậy và đứng trước những tác động có khả năng vĩnh viễn và khó phục hồi; thì cách tốt nhất là sử dụng nguyên tắc cẩn trọng.

Theo nguyên tắc này thì khi có tác động quá lớn thì phải hoạt động từ từ, để hiểu biết tất cả các tác động đã. Hiện nay chưa có kiến thức, hiểu biết về tác động, về hệ tự nhiên, hệ dòng sông ... Chỉ biết tác động rất lớn nhưng cụ thể thì chưa; vì vậy nên áp dụng nguyên tắc cẩn trọng và hoãn việc ra quyết định đến khi nào hiểu rõ hơn hãy ra quyết định. Còn quyết định sớm, quyết định vội vàng như vậy, sau này tất cả chúng ta cùng hối tiếc mà thôi.

Tôi không tin những đập sẽ mang lại lợi ích cho đất nước Lào, với tư cách là một đất nước. Bởi vì đây là đập của các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng trên đất Lào, và theo kiểu BOT. Tức trong vòng 25 năm đầu, nước chủ nhà chỉ được 31% thu nhập thôi; nhà đầu tư 69%. Việc xây dựng mất 8 năm; như vậy phải mất 33 năm, mới giao cho nước chủ nhà. Nhưng lúc giao tuổi thọ phải khấu hao rồi.

Gia Minh: Lào triển khai rồi và vừa qua chính quyền Việt Nam không lên tiếng mạnh mẽ lắm?

Nhà sinh thái học Nguyễn Hữu Thiện: Chính phủ Việt Nam không ủng hộ nhưng Lào là anh em nên không thể "lớn tiếng" được. Chỉ mong Lào sẽ nhìn lại vì ảnh hưởng đối với Việt Nam rất lớn.

Gia Minh: Nhân tiện này cũng nói về những tác động của thủy điện tại Việt Nam?

Nhà sinh thái học Nguyễn Hữu Thiện: Việc này bắt nguồn từ "xa xưa". Cách đây chừng 20 năm, ai cũng quan niệm thủy điện là nguồn sạch, tái tạo được, không có ảnh hưởng gì. Do vậy người ta ùn ùn đổ xô vào xây dựng thủy điện. Đến bây giờ nhận ra thì đã quá muộn.

Thực ra người ta nói giá thủy điện rẻ, đó chỉ rẻ với nhà đầu tư, còn đối với toàn xã hội, đứng trên bình diện quốc gia để nhìn, thì các chi phí kể cả tài chính, môi trường, xã hội; những chi phí thấy được và những chi phí không thấy được; những chi phí tại chỗ và những chi phí ở xa thì thủy điện không rẻ. Khi làm việc gì mà tự tàn phá chính mình, thì khi có tiền nhiều thêm là đang tự tàn phá chính mình.

Gia Minh: Cám ơn ông.

Đăng ngày 10/12/2012
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 02:06 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 02:06 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 02:06 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 02:06 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 02:06 08/11/2024
Some text some message..