Tái chế vỏ tôm sau khi xiphong thành sản phẩm bảo vệ môi trường

Nếu như trước đây, đa số bà con sẽ vứt đi phần vỏ tôm sau khi xiphong, thì bây giờ chúng lại được tận dụng, chế biến thành những sản phẩm bảo vệ môi trường. Hãy cùng Tép Bạc điểm qua một số sản phẩm được chế biến từ vỏ tôm nhé!

Vỏ tôm
Tiềm năng tái chế phụ phẩm vỏ tôm của nước ta là rất cao

Tận dụng những vỏ tôm bị vứt lại sau khi xiphong

Hằng năm, đối với những vùng nuôi tôm lớn của nước ta, một lượng lớn bỏ tôm sau xiphong bị bỏ đi rất nhiều. Loại phụ phẩm này của tôm chưa được tận dụng và gây ra một số ảnh hưởng nhỏ đến môi trường sống của con người và động vật.

Trong giai đoạn của một vụ nuôi tôm là 1.5 - 2 tháng, thì tầm từ 1 - 2 ngày bà con bắt đầu xiphong cho ao. Nhằm loại bỏ phần thức ăn thừa, phân và vỏ để vệ sinh môi trường sống cho tôm. Các loại chất thải này sẽ được chất thành từng cụm, tại một số nơi còn thải trực tiếp ra sông, biển.

Nếu có tái chế lại, họa may bà con cũng chỉ biết ủ để làm phân bón và phải mất ít nhất 1.5 tháng nữa. Chưa kể đến việc, trong thời gian phân hủy sẽ phát ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến không khí xung quanh.

Chính vì vậy, giải pháp được đặt ra với mục đích tận dụng những vỏ tôm bị vứt lại sau xi phông. Tái chế thành những sản phẩm nhằm bảo vệ môi trường là điều hoàn toàn đúng đắn.

Một số sản phẩm được làm từ vỏ tôm

Vỏ tôm là một loại phế phẩm trong ngành thủy sản, chiếm khoảng 50-60% trọng lượng của tôm sau khi thu hoạch. Vỏ tôm có chứa một lượng lớn chitin, một loại polymer sinh học có thể phân hủy sinh học. Vì vậy, vỏ tôm có thể được tận dụng để sản xuất các sản phẩm bảo vệ môi trường, thay thế cho các sản phẩm nhựa truyền thống làm từ dầu mỏ.

Màng bọc thực phẩmVỏ tôm có thể tái chế thành màng bọc thực phẩm. Ảnh: stadi.com.vn

Vỏ tôm sau khi xiphong có thể được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như:

- Túi nhựa sinh học: Túi nhựa sinh học làm từ vỏ tôm có các đặc tính tương tự như túi nhựa truyền thống, bao gồm độ bền, khả năng chống thấm và khả năng chống rách. Tuy nhiên, túi nhựa sinh học làm từ vỏ tôm có thể phân hủy sinh học trong thời gian ngắn, thường là trong vòng vài tháng. Điều này có nghĩa là chúng sẽ không gây ô nhiễm môi trường như túi nhựa truyền thống, có thể mất hàng trăm năm để phân hủy.

- Chất kết dính làm từ vỏ tôm: Chất kết dính làm từ vỏ tôm có độ bền cao và có thể sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm sản xuất giày dép, đồ nội thất và các sản phẩm điện tử. Chất kết dính làm từ vỏ tôm có thể giúp giảm thiểu sử dụng các chất kết dính hóa học truyền thống, có thể gây ô nhiễm môi trường.

- Màng bọc thực phẩm: Màng bọc thực phẩm làm từ vỏ tôm là một loại màng bọc thực phẩm có thể ăn được, được làm từ chitin, một loại polymer sinh học có nguồn gốc từ vỏ tôm. Mang nhiều ưu điểm so với màng bọc thực phẩm truyền thống làm từ nhựa, bao gồm: Có thể phân hủy sinh học trong thời gian ngắn, thường là trong vòng vài tháng. Đồng nghĩa sẽ giảm thiểu tối đa gây ô nhiễm môi trường như màng bọc thực phẩm truyền thống. Đây còn là sản phẩm có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giúp giữ cho thực phẩm tươi ngon.

Tiềm năng của phụ phẩm vỏ tôm tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Sản lượng tôm của Việt Nam đạt 923.000 tấn trong năm 2022, chiếm 75% tổng sản lượng.

Vỏ tômTận dụng vỏ tôm

Phụ phẩm tôm là một vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam, vì nó có thể gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Theo Bộ Công Thương, lượng phụ phẩm tôm ở Việt Nam ước tính khoảng 325.000 tấn/năm. Nếu không được xử lý đúng cách, phụ phẩm tôm có thể gây ra các vấn đề sau:

- Ô nhiễm môi trường: Vỏ tôm có hàm lượng chitin cao, không thể phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên. Khi thải ra môi trường, vỏ tôm có thể tích tụ trong đất, làm giảm độ màu mỡ của đất và cản trở sự phát triển của cây trồng. Vỏ tôm cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật thủy sinh.

- Lãng phí tài nguyên: Phụ phẩm tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng có giá trị, như chitin, protein và các khoáng chất. Nếu không được tái chế, các chất dinh dưỡng này sẽ bị lãng phí.

Nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm từ tôm có thể đóng góp ít nhất 10% trong giá trị ngành tôm. Hiện nay, việc tái chế phụ phẩm tôm vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do thiếu công nghệ và nguồn vốn đầu tư.

Việc mua phụ phẩm đầu, vỏ tôm về chỉ để sản xuất thức ăn gia súc là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Giá bán đầu tôm cho ngành sản xuất thức ăn gia súc chỉ thu được vài ngàn đồng/kg, chưa kể giá lên xuống bấp bênh. Trong khi đó, khi sử dụng vỏ tôm làm nguyên liệu sản xuất túi nhựa phân hủy sinh học, nhựa nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác thì giá bán có thể lên tới 400 – 500 USD/kg.

Như vậy, việc tái chế vỏ tôm sau khi xiphong thành sản phẩm bảo vệ môi trường là một hướng đi đầy tiềm năng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ hệ sinh thái.

Đăng ngày 13/01/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 10:44 30/04/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 10:44 30/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 10:44 30/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 10:44 30/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 10:44 30/04/2024