Tại sao chúng ta không còn thấy cá hồi to bằng con người nữa

Cá hồi Chinook còn được gọi là vua cá hồi vì trong các loài cá hồi chúng có kích thước lớn nhất. Kích thước tối đa của chúng có thể gần bằng kích thước người lớn. Nhưng ngày nay chúng ta không được thấy chúng nữa.

Tại sao bạn không bắt gặp Cá hồi có kích thước bằng người lớn
Cá hồi Chinook. Ảnh: blogspot

Trong khi các loài cá voi sát thủ của Puget Sound đang mở rộng xa hơn về phía bắc để phát triển số lượng của chúng. Sự thèm ăn của các loài cá này càng tăng với những con cá to lớn như cá hồi chinook. Là một trong những con mồi chính của cá voi sát thủ buộc cá hồi chinook thu nhỏ lại và xuống bờ biển phía Tây.

Cá hồi Chinook còn được gọi là vua cá hồi vì trong các loài cá hồi chúng có kích thước lớn nhất. Kích thước khổng lồ khó có thể tin được khi nhìn những bức ảnh cũ, trong đó những ngư dân đứng gần cá hồi chinook và cao gần như nhau, trọng lượng cá nặng từ 100 pound trở lên.


Cá hồi trong một bức hình cũ

Theo báo cáo vào năm 1895 của tờ Oregonian, vào mùa sinh sản cá lớn bất thường và nhiều khi có cân nặng từ 60 đến 70 pounds; 

 Nhà nghiên cứu Jan Ohlberger thuộc trường Đại học Washington cho biết: “Bây giờ, hơn một thế kỷ sau, chúng ta rất khó để thấy các cá thể có kích thước như vậy vì chúng vô cùng hiếm.”

Cá hồi đã thu hẹp về số lượng và kích thước trong một thời gian dài. Việc xây dựng đập, đánh bắt cá quá mức, mất môi trường sống là những nguyên nhân chính làm giảm số lượng các loài cá này. Theo một bài báo mới của Ohlberger và các cộng sự trong tạp chí Fish and Fisheries, việc xây dựng đập và câu cá đã chấm dứt, nhưng con chinook đã thu hẹp lại nhanh hơn trong vòng 15 năm qua. Cá già và lớn hơn hầu hết đã biến mất.

Rất ít loài cá sống độ tuổi già, vì một con cá hồi chinook có phải mất năm hay sáu năm sống trong đại dương và một hay hai năm trong nước ngọt.


Ảnh: internet

Hai loài ăn nhiều cá hồi chinook hơn bất kỳ loài khác là cá voi sát thủ và con người.

Theo nghiên cứu mới đây, 2.300 con cá voi sát thủ ở khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương ăn khoảng 20 triệu pounds cá hồi chinook mỗi năm - tương đương với sản lượng đánh bắt cá hồi chinook trong những năm gần đây.

Ohlberger cũng cho biết: “Có một số lượng lớn cá voi thủ ngoài đại dương chuyên săn cá hồi chinook và nhắm mục tiêu nhiều với cá hồi chinook lớn.”

Một nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu liên bang vào tháng 11 đã phát hiện ra rằng tiêu thụ cá hồi chinook của cá voi sát thủ ở vùng đông bắc Thái Bình Dương đã tăng gấp đôi kể từ năm 1975, vượt qua con số của người, đã giảm 1/3 so với thời gian đó.

< p>Craig Matkin, nhà nghiên cứu cá voi thuộc Hiệp hội Đại dương Vùng Vịnh Bắc Mỹ ở Homer, Alaska cho biết: "Chúng tôi đã thấy những con cá mập sát thủ đang săn bắt những con cá lớn tuổi và có kích thước lớn hơn. Chúng tôi đã vớt cá và thịt cá từ nơi mà chúng giết chết những con vật khác. Chúng chuyên đi tìm những con cá lớn nhất và có trứng như cá hồi chinooks."

Cá hồi được sinh ra ở Oregon và Washington dành phần lớn cuộc sống trên biển, thường là ở vùng nước Alaska, nơi mà loài cá sát thủ đang chờ đợi.

Ông Ken Balcomb, Trung tâm Nghiên cứu Cá voi trên Đảo San Juan cho biết: "Đó là một lý do thú vị để đổ lỗi cho cá mập sát thủ. Trước tiên, phải hỏi làm thế nào mà con cá hồi Chinook phát triển to lớn đến vậy trong suốt 12.000 năm trước khi đó vẫn có sự hiện diện của vô số các loài động vật ăn thịt tự nhiên."

Balcomb cho thấy đánh bắt quá mức, mất môi trường sống và các trại sản xuất cá hồi làm suy giảm nguồn gen của chinook hoang dã.

Cuối cùng, cá voi cũng phải ăn để tồn tại còn con người chúng ta cần có tính toán để quản lý nghề cá một cách bền vững.

Đăng ngày 15/03/2018
LỆ THỦY Lược Dịch
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 07:07 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 07:07 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 07:07 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:07 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:07 19/04/2024