Tại sao nuôi cá đối chưa bao giờ lỗi thời?

Có nên tiếp tục đầu tư nuôi cá đối không?

Cá đối
Cá đối là loài cá có thị trường rộng lớn, nuôi được ở nhiều điều kiện khác nhau.

Từ thời Ai Cập và La Mã cổ đại, người ta đã cực kỳ thích cá đối. Với cá đối, bạn nghĩ gì? Nhiều người trong chúng ta, ngay cả những người trong nghề nuôi trồng thủy sản cũng không quá quen thuộc với loài cá này?  Nhưng một số nền văn minh nổi tiếng từ xa xưa đã rất thích ăn và cá đối đã từng được nuôi rất rộng rãi.

Cá đối cùng với cá chép là một trong những loài cá đầu tiên được nuôi trong ao và giữ vai trò chi phối lớn trong cả hai nền văn hóa ẩm thực Địa Trung Hải và Trung Đông. Trong chữ tượng hình Ai Cập đã mô tả việc người dân đánh bắt và nuôi cá đối một cách đáng kinh ngạc vào tận 4.300 năm trước.

Và trong suốt lịch sử, loài cá này không kén chọn bất kỳ tầng lớp xã hội nào. Có nhiều tài liệu chỉ ra rằng cá đối là cá yêu thích của các nhà quý tộc La Mã cổ đại, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực của dân ven biển nước Úc. Ở Hawaii, cá đối rất phổ biến nên chúng được đặt tên là vua cá  “ama ama”. Ngày nay cá đối vẫn được đánh giá cao, thậm chí trở thành “ cá đắc nhất “ ở Philippines, được bán giá hơn 100USD mỗi kg.

Sơ lược về cá đối

Có hơn 70 loài thuộc họ cá đối phân bố trên toàn cầu, nhất là các vùng ven biển. Chúng được coi là loài có khoảng chịu đựng độ mặn rộng. Cá đối sử dụng thức ăn để chuyển đổi thành nguồn năng lượng rất hiệu quả. Hơn nửa chúng có thể ăn thủy sinh thực vật và động vật phù du từ trong nước.

Thịt và trứng cá đối được xem là một món ngon. Các ngư dân thường nói đùa với nhau rằng “cá đối là loài cá ngon nhất mà bạn không bao giờ bắt được”. Người dân vùng Eric Williams tiết lộ cá đối là loài cá có thị trường rộng lớn, nuôi được ở nhiều điều kiện khác nhau. Chúng cũng là ứng cử viên tuyệt vời cho việc nuôi trồng thủy sản bền vững do có thể ăn thủy sinh thực vật. Tiến sĩ Luciano Vislchez-Gosmez phát biểu “Cá đối là quá khứ, hiện tại và cả tương lai của ngành thủy sản”.

Đáng ngạc nhiên là nhiều quốc gia sản xuất cá đối hàng đầu thế giới nhưng lại ở các khu vực khác nhau, bao gồm Indonesia, Hàn Quốc, Isreal, Italya, Ai Cập. Mỗi năm các nước này sản xuất gần 200.000 tấn cá đối. Trong đó Ai Cập trong suốt nhiều năm liền là nước có mức độ sản xuất cao nhất  khoảng 150.000 tấn (số liệu năm 2016).

Hệ thống và phương pháp nuôi

Hết ở Ai Cập, cá đối được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng, nơi có hỗn hợp các mô hình canh tác sử sụng được cho nhiều độ mặn khác nhau. Trong đó hơn 75% nông dân sử dụng ao đất , một số ít cũng được nuôi trong lồng nổi, trên ruộng lúa và ở một số sa mạc được tích hợp với đồng bằng. Hầu hết các hệ thống nuôi đều được đầu tư theo hình thức chuyên sâu. Nhưng đáng ngạc nhiên hơn hết là tất cả nguồn con giống đều lấy từ tự nhiên. 

Tổng kết năm 2016 có 92,9 triệu con cá bột đã bị bắt trong tự nhiên. Việc này gây ra nhiều lo ngại về vấn đề đánh bắt quá mức. Tuy nhiên, đánh bắt loại này đều là những cư dân ven biển, không có nghề khác để thay thế nên rất khó khăn trong việc nghiêm cấm. Giá dao động khoảng 17.3 USD mỗi 1000 cá bột.

Mặc dù chính phủ Ai Cập và các tổ chức của Mỹ đã hỗ trợ các quy trình sản xuất trong trại giống và tài trợ xây dựng một trang trại quy mô, nhưng rất khó để cạnh tranh với giống tự nhiên. Giá của giống ấp trong trại gấp tới 15 lần so với cá giống tự nhiên. Vì vậy việc tìm biện pháp thay thế những khuyết điểm là vô cùng cần thiết để làm cho giống nhân tạo trở nên khả thi hơn về mặt thương mại.


Cá đối giống.

Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, việc khai thác giống cá tự nhiên này chắc chắn sẽ “phá sản” trong vài năm nữa . Thêm vào đó, cá giống được ấp nhân tạo mạng lại nhiều lợi thế hơn, hoạt động tốt hơn trong điều kiện nuôi nhốt, có tốc độ tăng trưởng đồng đều hơn và ít mang mầm bệnh hơn, mục tiêu cuối cùng cũng là mang lại lợi ích cho người dân. 

Kế hoạch của Châu Âu

Cá đối xám là 1 trong 6 loài được ưu tiên của dự án Đa dạng hóa do EU tài trợ. Dự án giải thích nếu sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc nuôi cá đối xám thì sẽ tạo ra một nguồn protein chất lượng cao. Hơn nữa  trứng và khô cá đối được xem là một món ngon đắc giá ở Địa Trung Hải và Châu Á, làm tăng thêm giá trị văn hóa cho loài này.

Dự án đã tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng quy mô các trại giống  và khắc phục những khó khăn trước mắt. Một trong những rào cản trước mắt là sản xuất thành công trứng chất lượng cao trong điều kiện nhân tạo. Hai dự án nghiên cứu đã thành công trong việc khắc phục rối loạn chức năng sinh sản bằng cách phát triển công nghệ mới giúp nhân giống và tách đàn cho cá.

Để góp phần làm bền vững ngành sản xuất thức ăn cho cá, việc tái chế các phụ phẩm đã và đang được nghiên cứu rất sôi nổi. Vì mỗi ngày chúng ta vứt đi rất nhiều tài nguyên với chi phí môi trường cao. Một chuyên gia đã thử nghiệm men bia để nuôi cá đối và kết quả cho thấy đầy hứa hẹn.

Tương lai

Chính phủ Ai Cập đã đưa ra đề xuất cho một trại giống lớn ở sa mạc Sinai với công suất hằng năm theo kế hoạch đạt 10 triệu cá bột. Mọi thứ dường như đã sẵn  sàng, để tận dụng cơ hội này thương mại hóa việc sản xuất cá đối bền vững.

Từ việc được nuôi bởi người Ai Cập và La Mã cổ đại, cá đối cuối cùng cũng sẳn sàng cho tương lai. Nhưng ai sẽ dẫn đầu?

Theo The Fish Site.

Đăng ngày 24/02/2020
Hà Tử
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 03:54 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 03:54 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 03:54 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 03:54 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 03:54 15/06/2025
Some text some message..