Tầm quan trọng của bổ sung enzyme cho tôm cá

Bài viết cung cấp cách nhìn về tầm quan trọng của bổ sung emzyme cho tôm cá và những giai đoạn nuôi thủy sản cần thiết bổ sung enzyme.

Tầm quan trọng của bổ sung enzyme cho tôm cá
Bổ sung enzyme trên tôm cá là việc làm cần thiết và quan trọng. Ảnh minh họa: archives.starbulletin

Enzyme là gì?

Enzyme hay còn gọi là men là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Enzyme là các protein xúc tác các phản ứng hóa học chúng xúc tác tốc độ phản ứng chứ không phải biến đổi bởi phản ứng đó.

Enzyme cung cấp các công cụ bổ sung mạnh mẽ có thể làm bất hoạt các chất kháng dinh dưỡng và tăng giá trị của protein thực vật có trong thức ăn. Cung cấp một cách tự nhiên để chuyển đổi các thành phần thức ăn phức tạp thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được. Việc bổ sung enzyme vào trong thức ăn có thể cải thiện việc sử dụng chất dinh dưỡng, giảm chi phí thức ăn và sự thải ra chất dinh dưỡng vào môi trường.

Nguồn gốc Enzyme

Enzyme được sản xuất trong mọi sinh vật sống từ động vật và thực vật cho đến các dạng đơn bào đơn giản nhất. Các vi sinh vật thường liên quan đến sản xuất các enzyme khác nhau là:

Vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacillus lentus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus stearothermophils.

Nấm: Triochoderma longibrachiatum, Asperigillus oryzae, Asperigillus niger và nấm men.

Các ứng dụng enzyme thương mại quy mô lớn dựa vào các enzyme được tạo ra bởi công nghệ lên men vi sinh vật.

Các loại Enzyme sẵn có cho cá/tôm

Nhiều enzyme đã được sử dụng trong dinh dưỡng cá / tôm trong vài năm qua bao gồm: cellulose, (β-glucanase), xylanase, các enzyme liên quan như phytase, protease, lipase và galactosidase.

Enzyme trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi chủ yếu được sử dụng cho động vật nuôi để trung hòa các ảnh hưởng của polysaccharide không phải tinh bột trong ngũ cốc và các loại hạt.

Tác dụng & lợi ích của Enzyme thức ăn:

- Giảm độ nhớt trong tiêu hóa

- Tăng cường tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo và đạm

- Cải thiện giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh N của chế độ ăn

- Tăng lượng thức ăn ăn vào, hệ số thức ăn và tăng trưởng

- Giảm thải amoniac

- Cải thiện khả năng tiêu hóa dinh dưỡng

- Các enzyme nội sinh được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của tôm và cá giúp phá vỡ các phân tử hữu cơ lớn như tinh bột, cellulose và protein thành những chất đơn giản hơn.

Quá trình tiêu hóa carbohydrate cải thiện bằng cách sử dụng enzyme từ vi khuẩn. Bổ sung các enzyme carbohydrate ngoại sinh vào thức ăn làm tăng việc sử dụng các carbohydrate trong chế độ ăn không có sẵn. Một lượng lớn các polysaccharide không phải tinh bột (NSP) như cellulose, xylan và mannan làm giảm giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thành phần thực vật. Enzyme trong đường ruột để tiêu hóa các loại carbohydrate này không được sản sinh bởi hầu hết các động vật.

Enzyme và chức năng

Các enzyme ngoại sinh hiện nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như các chất phụ gia quan trọng với động vật thủy sản.

Động vật thủy sản thiếu một số enzyme tiêu hóa nhất định trong giai đoạn mới phát triển hoặc trong suốt đời sống của chúng. Trong trường hợp tôm và cá thiếu các enzyme thì việc bổ sung các enzyme này sẽ giúp tận dụng tốt hơn các phần nhỏ dinh dưỡng nhờ được tiêu hóa bởi các enzyme.

Trong thành phần thức ăn thủy sản có nhiều chất khó tiêu hóa, thậm chí cản trở quá trình tiêu hóa (kháng dinh dưỡng), tuy nhiên hàm lượng và loại enzyme trong cơ thể động vật thủy sản không đủ để đáp ứng quá trình phân hủy này.

Việc áp dụng các enzyme có thể là một giải pháp để làm giảm tỷ lệ tử vong của ấu trùng ở động vật thủy sản. Đường ruột của ấu trùng thuỷ sản ngắn và tương đối kém phát triển ở giai đoạn ấu trùng. Việc cho ăn ấu trùng sẽ có lợi từ việc sử dụng enzyme.

Tác động của Enzyme thức ăn cho động vật thủy sản:

enzyme trong thủy sản, enzyme thủy sản, vai trò enzyme, thủy sản, động vật thủy sản

Mỗi một loại hợp chất có trong thức ăn sẽ có một loại enzyme riêng biệt cần thiết cho quá trình phân giải hợp chất đó để nó trở thành dạng đơn giản hơn cho cơ thể hấp thu và tăng trưởng.

Amylase

Sử dụng tinh bột và phức hợp polysaccharides.

Arabinase, Pectinase

Phân giải các yếu tố kháng dinh dưỡng trong thức ăn làm tăng năng lượng của động vật.

Mannarase

Phân giải Mannan, một polysaccharide không phải tinh bột (NSP)

Cellulase

Phân giải tinh bột (cellulose) trong thức ăn thực vật

Keratinase

Phân giải keratin (ở lông sừng vảy) để sản xuất bột lông

Lipase

Sử dụng dầu và chất béo

Phytase

Tăng sinh khả dụng của phospho, khoáng chất và protein trong thức ăn.

Protease

Sử dụng protein động vật và thực vật

Tannase

Loại bỏ tanin

Xylanase

Thủy phân các polysaccharides không phải tinh bột như Xylan, hemicellulose

Galactosidase

Tác dụng lên galactosides để giảm chất kháng dinh dưỡng

Glucosidase

Chất xúc tác của enzymes β-Glucoside

Invertase

Thủy phân saccharose thành glucose và fructose

Trường hợp cần thiết bổ sung enzyme cho động vật thủy sản:

enzyme trong thủy sản, enzyme thủy sản, vai trò enzyme, thủy sản, động vật thủy sản

- Giai đoạn còn nhỏ.

- Đường ruột đứt khúc, lỏng lẻo.

- Kém ăn, giảm ăn, tiêu hóa kém.

- Giai đoạn sử dụng kháng sinh trong chu trình nuôi

- Giai đoạn sau khi hết bệnh

- Chậm lớn

- Điều kiện môi trường bất lợi.

- Nuôi mật độ cao (hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường)

- Phòng ngừa bệnh gan (hỗ trợ và giảm tải cho hệ thống gan tụy trong quá trình tiêu hóa).

- Vùng xung quanh bị dịch bệnh (nhằm hỗ trợ tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch).

Kết luận

Enzym đã và đang được sử dụng trong thức ăn thủy sản vì chúng là sản phẩm tự nhiên của quá trình lên men, do đó không gây ra mối đe dọa đối với môi trường nuôi và sức khỏe của cá và tôm. 

Thefishsite & Bioaqua
Đăng ngày 25/01/2018
NIMDA (tổng hợp)
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Bảo vệ gan ruột tôm ngày mưa dài: Giải pháp then chốt cho vụ nuôi bền vững

Vào mùa mưa kéo dài – đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa – hệ gan ruột của tôm thường bị tổn thương, gây ra hàng loạt vấn đề như chậm lớn, tiêu hóa kém, phát sinh bệnh đường ruột hoặc bùng phát các bệnh nguy hiểm như phân trắng, EMS, hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Do đó, bảo vệ gan ruột tôm trong những ngày mưa dài là bài toán sống còn cho người nuôi tôm muốn đảm bảo thành công vụ nuôi.

Gan ruột tôm
• 10:15 06/06/2025

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh TPD lúc này?

Mùa hè năm nay ở nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước đang bước vào cao điểm của thời tiết mưa giông, độ mặn dao động thất thường, nhiệt độ thay đổi liên tục, là điều kiện lý tưởng để bệnh TPD (mờ đục hậu ấu trùng) xuất hiện và lan rộng tại các trại giống.

Tôm giống
• 11:03 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 13:49 13/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 13:49 13/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 13:49 13/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 13:49 13/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 13:49 13/06/2025
Some text some message..