Tận diệt thủy sản

Tàu giã cào nhũi, giã cào bay đánh bắt bằng xung điện thường xuyên hoạt động sát bờ biển nhiều nơi từ Bình Thuận đến Khánh Hòa khiến môi trường ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản bị hủy hoại

tàu giã cào
Tàu giã cào nhũi đậu ở vùng biển xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa chờ đến đêm hoạt động Ảnh: KỲ NAM

Từ trước tới nay, ngư dân xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa chuyên đánh cá gần bờ bằng lưới bén (lưới nhỏ, dài khoảng 1 m) với thuyền ba lá nên thu nhập khá ổn định, khoảng 100.000-150.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, khi đội tàu giã cào nhũi xuất hiện đánh bắt bằng xung điện, cuộc sống của ngư dân địa phương trở nên chật vật.

Cào sạch cá, tôm

Tàu giã cào nhũi có công suất lớn, phía trước trang bị cặp càng lắp lưới mắt nhỏ để xúc tôm, cá. Thậm chí, nhiều chủ tàu giã cào nhũi còn gắn thêm thiết bị kích điện phía trước cặp càng này để hủy diệt nhanh các loài thủy sản.
Ông Mai Văn Túc - một ngư dân ở thôn Hải Triều, xã Vạn Long - bức xúc: “Vùng biển này có trên 20 chiếc tàu giã cào nhũi thường xuyên hoạt động. Tàu này dùng điện cao áp càn quét khiến cá lớn, cá bé đều bị điện giật chết sạch. Không chỉ vậy, khi tàu giã cào nhũi hoạt động còn ủi luôn lưới của chúng tôi. Chúng tôi phản ứng thì bị những người trên các tàu này đuổi đánh”.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, số tàu giã cào nhũi chủ yếu ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh. Hàng chục chiếc tàu không chỉ hoạt động ở Vạn Thọ, Vạn Long mà còn mở rộng ra dọc vùng biển các xã Vạn Khánh, Vạn Thắng, Vạn Giã…, kéo dài hàng chục cây số.

Ở khu vực Bắc vịnh Vân Phong, không chỉ có tàu cào nhũi hoành hành mà gần đây còn xuất hiện các tàu cào sò. Loại tàu này gắn thiết bị bằng inox khá nặng, nhìn như chiếc rọ, dài khoảng 2 m với hàng chục lưỡi cào dài 30 cm. Khi cào, các lưỡi này cắm sâu xuống đáy biển móc sò, còng, cua… đẩy vào miệng rọ. Vì vậy, mỗi khi tàu cào sò đi qua, cả vùng biển bị quậy nước đục ngầu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Chí Lem, ngư dân nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thắng, than thở: “Mỗi tàu như thế cào được khoảng 1-3 tạ sò/ngày. Lúc cao điểm, đội tàu cào sò lên đến khoảng 50 chiếc. Bị đội tàu cào sò quậy nước đục ngầu, gần 100 lồng tôm hùm của gia đình tôi thiệt hại nặng. Tôm yếu, bệnh liên tục, ngày nào cũng có cả chục con chết”.

Tại vùng biển thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, tình trạng giã cào bay luôn là nỗi ám ảnh của ngư dân. Không chỉ hủy diệt tôm cá, đội tàu giã cào bay còn gây họa cho ngư dân hành nghề trên biển. Đơn cử, rạng sáng 9-4, thúng chai của ông Võ Văn Sức - ngụ xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận - đang hành nghề rập ốc tại vùng biển cách bờ khoảng 800 m thì bị 2 chiếc tàu giã cào bay cào chìm. Rất may, ông Sức được một tàu cá hoạt động gần đó cứu.

Theo thống kê chưa đầy đủ của các cơ quan chức năng, ít nhất khoảng 200 hộ ngư dân xã Tân Thắng, huyện Bắc Bình bị tàu giã cào bay cướp lưới với giá trị ước tính gần 1 tỉ đồng. Ngư dân Mai Thành lo ngại: “Dân đi biển gọi những kẻ giã cào bay là xã hội đen. Ngư dân ra khơi mà gặp tàu giã cào bay là xui tận mạng”.

Khó phát hiện, xử lý!

Tại Vạn Ninh, khi bộ đội biên phòng, kiểm ngư tuần tra thì các tàu giã cào nhũi chuyển qua hoạt động ban đêm nên rất khó phát hiện. Theo ông Đào Văn Lương, Trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Vạn Ninh, huyện đã thường xuyên cử đoàn công tác kiểm tra nhưng do số phương tiện giã cào nhũi hoạt động ban đêm nên khó xử lý.

Ông Lê Hữu Trí, Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, cho biết huyện đã chỉ thị xử lý nghiêm, tịch thu các phương tiện giã cào hoạt động gần bờ. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đa số các tàu giã cào sò, giã cào nhũi đều có công suất nhỏ, người đánh bắt hầu hết có hoàn cảnh khó khăn. Do đó, một mặt huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan thường xuyên tuần tra kiểm soát, mặt khác hướng dẫn người dân nuôi ốc hương, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm… để từng bước xóa bỏ hẳn nghề giã cào.

Theo số liệu của các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận, từ năm 2010 đến nay, Chi cục Thủy sản tỉnh này đã lập biên bản, xử phạt 124 tàu hoạt động giã cào bay. UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã ban hành chỉ thị xử lý nghiêm các hoạt động đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt này. Tuy nhiên, số tàu đánh bắt theo kiểu giã cào vẫn không hề giảm.

Hết kinh phí, đành chịu!

Ông Lê Văn Dũng, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Khánh Hòa, cho hay cơ quan chức năng vừa bắt giữ 6 tàu giã cào ở huyện Cam Lâm, phạt mỗi chiếc 2 triệu đồng. “Việc tuần tra, xử lý vi phạm ở phạm vi rộng không thể khoán hết cho lực lượng thanh tra vốn vừa mỏng vừa thiếu thiết bị” - ông Dũng nhận định.

Theo ông Bùi Lân - Đội trưởng Đội Thanh tra số 4, Sở NN-PTNT tỉnh Khánh Hòa - giã cào gần bờ là bị cấm. Do đó, khi nhận được kiến nghị của các hộ dân ở những xã ven biển về các tàu giã cào nhũi, cào sò, đội liền vào cuộc. “Tuy nhiên, hiện kinh phí tuần tra đã hết nên thanh tra không thể truy quét nạn giã cào sò, giã nhũi. Chúng tôi đã đề nghị UBND huyện Vạn Ninh hỗ trợ” - ông Lân nói.

Người lao động, 11/11/2013
Đăng ngày 13/11/2013
Lê Trường - Kỳ Nam
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 07:49 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 07:49 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 07:49 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:49 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 07:49 24/12/2024
Some text some message..