Tận dụng lợi thế, vươn ra biển xa

Ngày 14-11, tại TP Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ NN-PTNT, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức hội nghị tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới trong phát triển kinh tế biển đảo năm 2012 ở 28 tỉnh, thành ven biển. Tại đây, lần đầu tiên đại diện Tổng cục Thủy sản đã cho các đại biểu một cái nhìn tổng thể về “bức tranh” của ngành khai thác thủy sản Việt Nam trong vòng 20 năm qua. Nhiều ý kiến cho rằng, những thành tựu mà ngành thủy sản đóng góp cho đất nước không nhỏ, nhưng vẫn còn đó nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và thiếu bền vững.

Lượng tàu thuyền công suất nhỏ tăng nhanh trong thời gian qua đã làm cho nguồn lợi thủy sản ven biển bị cạn kiệt. Ảnh: NGUYỄN HÙNG
Lượng tàu thuyền công suất nhỏ tăng nhanh trong thời gian qua đã làm cho nguồn lợi thủy sản ven biển bị cạn kiệt. Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Lợi thế vô cùng

Bờ biển nước ta có chiều dài 3.260km, với 112 cửa sông lạch, trung bình cứ 100km2 diện tích tự nhiên lại có 1km bờ biển và gần 30km bờ biển lại có cửa sông, lạch. Trong số 63 tỉnh/thành phố có 28 tỉnh ven biển với số dân hơn 44,2 triệu người, chiếm 50,34% tổng dân số cả nước (Tổng cục Thống kê, năm 2011). Vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần vùng lãnh thổ trên đất liền. Trong vùng biển có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc… có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các căn cứ hậu cần nghề cá. 

Ông Dương Long Trì, Giám đốc Trung tâm Thông tin thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho rằng: Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, từ chỗ chỉ là một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp, ngành thủy sản nước ta đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản (6,1% năm 2011). Thủy sản Việt Nam đã có vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 11 về khai thác thủy sản, thứ 3 về nuôi thủy sản và thứ 4 về giá trị xuất khẩu thủy sản. Chủ trương phát triển khai thác xa bờ, ổn định khai thác vùng ven bờ đã khuyến khích ngư dân đầu tư, đóng mới tàu thuyền công suất lớn vươn khơi. Đến hết năm 2011, cả nước đã có 129.395 tàu thuyền. Số lượng tàu thuyền công suất trên 90 CV tăng nhanh, từ chỗ chỉ có gần 1.000 tàu năm 1997 đã tăng lên 24.510 tàu năm 2011. Nhiều mô hình hợp tác sản xuất trên biển đã được hình thành (như tổ hợp tác đoàn kết khai thác trên biển, nghiệp đoàn nghề cá, tàu mẹ - tàu con) và phát huy tác dụng nhằm tổ chức dịch vụ hậu cần trên biển, hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất và tìm kiếm cứu nạn khi gặp rủi ro. Đến tháng 9-2012, cả nước đã có 3.156 tổ, đội sản xuất trên biển.

Phải vươn khơi xa

Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại bởi trong quá trình phát triển, ngành thủy sản vẫn bộc lộ nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và không bền vững cả về mặt sản xuất, xã hội và môi trường. Hoạt động điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi và dự báo ngư trường còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, chưa tạo cơ sở vững chắc cho việc hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển khai thác hải sản và tổ chức khai thác hợp lý. Tàu thuyền khai thác tăng nhanh và không được kiểm soát chặt chẽ, nhất là tàu thuyền công suất nhỏ (tổng công suất máy tàu cả nước năm 2011 là 7,22 triệu CV, tăng 10 lần so với năm 1990, trong khi sản lượng khai thác chỉ tăng 3,3 lần so với năm 1990), dẫn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ bị khai thác quá mức và đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Do công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn khá thô sơ nên tổn thất sau thu hoạch chiếm tỷ trọng khá cao, chất lượng và giá trị sản phẩm khai thác nói chung vẫn còn thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của đa số ngư dân.

Tổng cục Thủy sản cho rằng, để duy trì sự tăng trưởng, hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững và có hiệu quả cần hình thành các đội tàu lớn vươn ra vùng biển xa bờ vừa góp phần hiện đại hóa nghề khai thác thủy sản, vừa kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển, đảo. Phát triển việc nuôi trồng ven biển để tận dụng lợi thế điều kiện tự nhiên của vùng biển, trong đó chú trọng các đối tượng nuôi có giá trị, công nghệ, kỹ thuật nuôi, giống, làm tiền đề cho việc thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp nhằm giảm áp lực khai thác nguồn lợi ven bờ. Cần tăng cường đào tạo nghề cá và chính sách bảo hộ rủi ro cho lao động nghề cá.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển và nghề cá với các nước láng giềng và khu vực, tham gia thực hiện Công ước quốc tế về luật biển, cam kết thực hành nghề cá có trách nhiệm và nghề cá bền vững. Tăng cường năng lực tàu thuyền để tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung trong Hiệp định Phân định vịnh Bắc bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc...

Có như thế mới đưa nước ta thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền biển đảo; để đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53%-55% tổng GDP của cả nước như mục tiêu của Nghị quyết 09 về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020” đã đề ra.

Trữ lượng cá ngừ đại dương Việt Nam khoảng 665.000 tấn

Trong 2 ngày 13 và 14-11, tại Đà Nẵng, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Việt Nam phối hợp với Ủy ban Quản lý nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương đã tổ chức hội thảo đánh giá tư vấn liên quan đến thể chế, chính sách trong quản lý nghề cá ngừ đại dương của Việt Nam. Việt Nam nằm trong số những quốc gia có nguồn lợi về cá ngừ đại dương với trữ lượng 665.000 tấn và cũng là nước xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 3 trên thế giới, giá trị xuất khẩu năm 2011 đạt hơn 400 triệu USD. Thực tiễn đặt ra là cần phải rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam so sánh với pháp luật quốc tế, trên cơ sở đó đề xuất nhà nước ban hành các văn bản về cá ngừ ở Việt Nam.

 

SGGP
Đăng ngày 15/11/2012
NGUYỄN HÙNG
Đánh bắt

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 21:15 02/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 21:15 02/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 21:15 02/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 21:15 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 21:15 02/02/2025
Some text some message..