Tăng mức hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh

Từ ngày 30/12, sẽ tăng mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

hỗ trợ người chăn nuôi
Ảnh minh họa

Tăng gấp đôi mức hỗ trợ cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên

Theo Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 8/11/2012 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/11, sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg, cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên được hỗ trợ tăng gấp đôi so với hiện nay.

Cụ thể, diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha;

Diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha. Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1 triệu đồng/ha;

Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 4 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 2 triệu đồng/ha.

Mức hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản cũng được điều chỉnh tăng. Gia cầm sẽ được hỗ trợ từ 10.000-20.000 đồng/con thay mức 7.000 – 15.000 đồng/con giống như hiện hành. Lợn được tăng mức hỗ trợ từ 500.000 đồng/con giống lên mức 750.000 đồng/con.

Thiệt hại về trâu, bò, ngựa được tăng gấp đôi mức hỗ trợ, từ 2 triệu đồng/con giống lên mức 4 triệu đồng/con. Tương tự, hươu, nai, cừu, dê bị thiệt hại, mức hỗ trợ tăng từ 1 triệu đồng/con giống lên mức 2 triệu đồng/con.

Đối với lồng, bè nuôi bị thiệt hại từ 30-70%, mức hỗ trợ sẽ tăng từ 1 - 3 triệu đồng/100m3 lồng lên mức 3 -7 triệu đồng/100m3 lồng; nếu thiệt hại hơn 70% sẽ được hỗ trợ từ 7 triệu -10 triệu đồng/100m3 lồng thay cho mức từ 3 - 5 triệu đồng/100m3 lồng.

Bổ sung mức hỗ trợ diện tích mạ bị thiệt hại

Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg cũng bổ sung thêm mức hỗ trợ diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại, diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại do thiên tai và quy định rõ mức hỗ trợ đối với từng loại thủy, hải sản.

Theo đó, diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 20 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 10 triệu đồng/ha. Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 30 triệu đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 15 triệu đồng/ha.

Diện tích nuôi tôm quảng canh bị thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 2 - 4 triệu đồng/ha, thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ từ 4-6 triệu đồng/ha.

Diện tích nuôi tôm sú thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 4 - 6 triệu đồng/ha, thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ từ 6-8 triệu đồng/ha.

Diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 10 - 20 triệu đồng/ha, thiệt hại hơn 70% được hỗ trợ từ 20-30 triệu đồng/ha.

Diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 3-7 triệu đồng/ha; thiệt hại hơn 70% hỗ trợ từ 7-10 triệu đồng/ha.

Diện tích nuôi ngao bị thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 20-40 triệu đồng/ha; thiệt hại hơn 70% hỗ trợ từ 40-60 triệu đồng/ha.

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 10-20 triệu đồng/ha; thiệt hại hơn 70% hỗ trợ từ 20-30 triệu đồng/ha.

http://www.thanhtra.com.vn
Đăng ngày 10/11/2012
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 23:41 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 23:41 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:41 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 23:41 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 23:41 09/11/2024
Some text some message..