Tăng thu nhập trên đất lúa - tôm

Năm 2018 là điểm mốc đánh dấu nhiều đổi thay về sản xuất và quy hoạch sản xuất hiệu quả ở huyện Thới Bình. Từ việc triển khai thí điểm nhiều mô hình của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã mở ra hướng đi mới cho nông dân.

Tăng thu nhập trên đất lúa - tôm
Hiện mô hình lúa - tôm càng xanh đang là hướng đi bền vững cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.

Đó là những nghiên cứu ứng dụng thiết thực như: Nuôi tôm xen canh lúa, nuôi tôm sú chuyên canh ít thay nước, nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Đặc biệt, năm nay là năm đầu tiên huyện đưa vào sản xuất thử nghiệm mô hình trồng lúa hữu cơ, với diện tích gần 54 ha. Trong đó, có 26,7 ha sử dụng giống lúa ST24, tại Ấp 5, xã Trí Lực và 27 ha giống lúa OM 2517 tại Ấp 4 và Ấp 6, xã Tân Lộc Bắc. Thành công bước đầu của mô hình này giúp bà con nông dân có thêm thu nhập và vô cùng phấn khởi.

Ông Trần Văn Nam, Ấp 5, xã Trí Lực, bộc bạch: “Năm nay là năm đầu tiên tôi làm lúa ST24. Trúng mùa, lại được giá cao, nông dân phấn khởi lắm”.

Ông Trần Văn Thống, ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch, chia sẻ: "Nuôi tôm thì phải cấy lúa, để lấy gốc rạ làm thức ăn cho tôm, môi trường đất cũng được cải tạo.Nhờ vậy nên năm nào gia đình tôi cấy lúa là trúng vụ tôm".

Hiện 10 xã của huyện Thới Bình đều thực hiện cấy lúa trên đất nuôi tôm, nông dân ở đây được tập huấn kỹ thuật để vụ lúa, vụ tôm đạt kết quả cao hơn, đồng thời cũng để người dân làm ra sản phẩm sạch.         

Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực Hà Minh Sữa cho biết: "Nuôi tôm càng cùng với trồng lúa là mô hình kết hợp hài hoà, cải tạo được môi trường. Năm nay trên địa bàn xã diện tích nuôi tôm càng tăng hơn so với năm trước. Do giá tôm càng ổn định nên hầu hết bà con đều thả nuôi".

Đặc biệt, việc chuyển đổi giống lúa mới, ứng dụng khoa học - kỹ thuật canh tác đã được nông dân áp dụng mạnh mẽ. Đến nay, giống lúa cấp xác nhận, giống lúa chất lượng cao được sử dụng trên 95% diện tích. Năng suất lúa năm 2018 đạt từ 4-5 tấn/ha, cá biệt với giống lúa F lai đạt hơn 8 tấn/ha.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng tạo ra sản phẩm sạch của huyện Thới Bình đang được triển khai ở xã Trí Lực và Tân Lộc Bắc. Theo kế hoạch, những năm tiếp theo sẽ nhân rộng ra nhiều xã.

Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng cho biết: "Thời gian tới, sau khi được công nhận quy trình sản xuất lúa sạch, chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích. Hiện nay đã quy hoạch khoảng 10.000 ha, tập trung ở các xã: Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Phú, Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch Đông, Tân Bằng và Biển Bạch. Đây là những vùng có điều kiện phát triển cây lúa gắn kết với nuôi tôm".

Mặt khác, trên đồng đất Thới Bình, bà con nông dân còn mạnh dạn ứng dụng thành công mô hình nuôi cua bán thâm canh. Với mô hình này, chi phí đầu tư thấp, dễ áp dụng, kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ tiêu thụ, lợi nhuận cao, mỗi năm có thể nuôi 2 vụ.

Riêng vụ tôm càng xanh năm 2018, toàn huyện thả nuôi được hơn 16.200 ha, đạt 116% kế hoạch và tăng trên 5.200 ha so với vụ mùa năm 2017. Năng suất tôm đạt từ 180-250 kg/ha. Với giá bán dao động từ 110-120 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người dân có thu nhập hơn 20 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt gần 30 triệu đồng.

Từ thực tế những mô hình trên, huyện đang bắt tay thực hiện nhân rộng trong năm 2019. Mục tiêu đề ra là tổng giá trị sản xuất hơn 9 ngàn tỷ đồng. Trong đó, khu vực nông nghiệp gần 5.500 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người từ  44,17 triệu đồng trở lên.

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tiềm năng của huyện Thới Bình được khai thác hiệu quả, tạo ra các sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao. Đây cũng là nền tảng góp phần đưa Thới Bình sớm về đích huyện nông thôn mới vào năm 2020.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 19/02/2019
Minh Phong
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Nuôi tôm kích cỡ lớn - giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nước ta có những bước tiến vượt bậc. Điển hình là chất lượng và năng suất tôm không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trong nuôi tôm cỡ lớn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận trong thời điểm giá tôm biến động mạnh.

Tôm thẻ
• 10:28 15/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 18:22 24/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 18:22 24/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 18:22 24/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 18:22 24/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 18:22 24/09/2023