Tảo lạ biến bãi biển thành cánh đồng

Một bãi biển ở Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã đột ngột biến thành cánh đồng xanh mướt vì sự xâm lấn của một loài tảo bí ẩn.

tảo lạ
Tảo lạ biến mặt biển thành cánh đồng xanh mướt.

Giới truyền thông địa phương đưa tin, sự cố xảy ra sau khi hàng đống tảo lạ bị đánh dạt vào bờ biển ngày 8/6. Từ đó tới nay, đám tảo chưa có dấu hiệu biến mất do các đợt sóng vẫn liên tục đẩy chúng về phía đất liền.

Theo báo Người Thượng Hải, các nhà khoa học xác định đây là loại tảo biển có danh pháp khoa học là Enteromorpha prolifera, ăn được và rất giàu magiê cũng như những chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, chúng có thể tạo thành bãi lầy, khiến các phương tiện bị mắc kẹt.

Nhà chức trách địa phương đã huy động các nhóm công nhân gấp rút dọn dẹp sạch đống tảo trước khi chúng phân hủy và bắt đầu thối rữa. Các dòng thủy triều dự kiến sẽ đưa đám tảo dịch chuyển tới tận Thanh Đảo.

Năm 2008, Thanh Đảo cũng từng bị tảo xâm lấn, buộc chính phủ phải vào cuộc. Vì đây từng là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện đua thuyền cho Thế vận hội Olympic mùa hè nên binh lính quân đội đã được cử đến để dọn dẹp nhanh chóng đống hỗn độn.

Tảo biển từng được ca ngợi là một nguồn thực phẩm giàu vitamin, có thể giúp cải thiện làn da và hạ áp huyết. Loại tảo "tấn công" bờ biển Nhật Chiếu có thể dài tới 50cm, thường sinh trưởng gần bờ biển, trên các phiến đá hoặc các loài tảo khác, trên bãi biển hay cửa sông và bến tàu.

tảo lạ

Sóng biển đánh dạt đám tảo khổng lồ vào bờ biển từ ngày 8/6. Ảnh: Getty Images

tảo lạ

Cho tới nay, chúng vẫn chưa có dấu hiệu biến mất. Ảnh: Getty Images

tảo biển

Các nhà khoa học xác đinh đây là loại tảo biển có danh pháp khoa học là Enteromorpha prolifera, ăn được và rất giàu magiê cũng như những chất dinh dưỡng khác. Ảnh: Getty Images

tảo lạ

Tuy nhiên, chúng có thể tạo thành bãi lầy đối với các phương tiện giao thông. Ảnh: Getty Images

tảo lạ

Nhà chức trách đã huy động các nhóm dọn dẹp trước khi đám tảo phân hủy và bắt đầu thối rữa: Getty Images

Dailymail
Đăng ngày 17/06/2013
tuấn anh
Khoa học
Bình luận
avatar

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 12:00 12/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 10:43 12/09/2024

ShrimpID: Công cụ mới dành cho người nuôi tôm giống

Genics và Weatherbys Scientific đã ra mắt bộ phân tích di truyền theo yêu cầu cho các chương trình nuôi tôm giống, có tên là ShrimpID. Nông dân cần các chương trình nhân giống chọn lọc sử dụng thông tin liên quan chi tiết để cung cấp các quần thể sản xuất đa dạng về mặt di truyền và mạnh mẽ. Kịch bản lý tưởng là bộ đánh dấu lớn nhất có thể với dữ liệu kiểu hình từ toàn bộ quần thể, cho phép các chương trình nhân giống cung cấp đàn vật nuôi khỏe mạnh và phát triển nhanh.

Tôm giống
• 09:00 11/09/2024

Công nghệ nano giúp và những tiện ích cho ngành NTTS

Ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu đang trải qua sự tăng trưởng chưa từng có, do dân số tăng và sở thích về thực phẩm thay đổi. NTTS, là nguồn cung cấp hải sản chính, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu này.

Nano bạc
• 10:11 04/09/2024

Cuộc thi ảnh video 2024: “Tép ơi! Chụp nào”

“Tép ơi! Chụp nào” là cuộc thi ảnh và video về những khoảnh khắc ấn tượng trong ngành thủy sản do Tép Bạc tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người, nghề nghiệp và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của ngành thủy sản.

Mini game
• 09:21 17/09/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 09:21 17/09/2024

Khẩn trương phục hồi thủy sản nuôi lồng bè sau mưa, bão

Bão số 3 đã khiến hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề.

Nuôi lồng bè
• 09:21 17/09/2024

Nuôi trồng thủy sản khắc phục sau bão Yagi

Sau trận bão số 3 vừa qua, các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những người nuôi lồng bè trên biển. Do đó, vấn đề khắc phục của ngành thủy sản sau thiên tai được cho là quan trọng nhất. Nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tái sản xuất bền vững.

Bão Lagi tàn phá
• 09:21 17/09/2024

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:21 17/09/2024
Some text some message..