Tạo ra “vùng duyên hải hữu cơ” ở ĐBSCL

Những tác động từ dự án Rừng ngập mặn và Thị trường (MAM) đã tạo ra sự thay đổi hệ thống góp phần chuyển đổi vùng duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

tôm sú
Bảo vệ và phát triển thương hiệu tôm sú Cà Mau. Ảnh: IUCN

Giảm 107,725 tấn CO2

Được thực hiện từ năm 2012-2020 tại Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, dự án MAM do Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên Bang Đức (BMU) nhằm cải thiện sinh kế cho cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển và đóng góp cho công tác thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Dự án hướng đến mục tiêu nuôi tôm kết hợp dưới tán rừng để xây dựng ngành nuôi tôm bền vững. Từ đó, bảo vệ, phát triển và gia tăng độ che phủ rừng trong vuông tôm, cải thiện năng suất tôm nuôi thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất.

Tính đến nay, MAM đã góp phần giảm được 107,725 tấn CO2 từ năm 2016 – 2018, bảo vệ 15,600 héc ta diện tích rừng ngập mặn, tập huấn cho 5,617 nông dân, cấp chứng chỉ cho 3,200 nông dân, xây dựng 1,000 nhà vệ sinh đạt chuẩn, thành lập 80 tổ chức nông dân, trồng lại 80 héc ra rừng ngập mặn, thiết lập 60 trạng trại mẫu,… đặc biệt làNghị định 156 của Chính phủ thành lập mô hình tôm rừng tích hợp trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng (PFES).

Một tác động chính của dự án đến thời điểm hiện tại là việc tạo ra sự thay đổi hệ thống góp phần chuyển đổi vùng duyên hải ĐBSCL thông qua việc xây dựng thị trường cho các sản phẩm tôm hữu cơ; hỗ trợ nhà nước và các bên liên quan sử dụng cách tiếp cận này; thay đổi hành vi và các quan niệm; nhân rộng mô hình tôm rừng tích hợp và sự thay đổi hệ thống theo hướng “một vùng duyên hải hữu cơ” tại vùng ĐBSCL.

Đặc biệt, dự án đã góp phần tạo ra định hướng để tiếp cận các giải pháp khác nhau như bảo vệ rừng ngập mặn và cấp sổ đỏ cho các khu đất nông nghiệp được sử dụng để sản xuất tôm quảng canh.

Với mục tiêu đặt ra, dự án đã góp phần xây dựng phương pháp canh tác bền vững bảo vệ và tăng diện tích rừng ngập mặn. Phương pháp này sẽ hỗ trợ tăng sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu thông qua cách tiếp cận EbA – một trong những nội dung ưu tiên trong Đóng góp Quốc gia tự Quyết định (DNC) của Chính phủ Việt Nam.


MAM hướng đến mục tiêu nuôi tôm kết hợp dưới tán rừng, để xây dựng ngành nuôi tôm bền vững. Ảnh: IUCN

Nhân rộng mô hình thích ứng BĐKH dựa trên hệ sinh thái rừng ngập mặn

Mặc dù đạt được một số kết quả như trên, tuy nhiên trong quá trình thực hiện Dự án cũng còn một số khó khăn, vướng mắc do liên kết chuỗi giá trị trong việc chi trả kinh phí tăng thêm cho người dân, cũng như chi trả dịch vụ môi trường rừng của một số doanh nghiệp chế biến có khi chưa thường xuyên và còn bị chậm; việc nhân rộng mô hình ra một số địa phương lân cận còn hạn chế.

MAM sẽ kết thúc vào tháng 2/2020, tại Hội thảo tổng kết khối phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi bền vững và giảm phát thải tại Cà Mau vừa qua, tỉnh bày tỏ mong muốn thành quả dự án sẽ tiếp tục được nhân rộng, giúp tỉnh Cà Mau trong quá trình xây dựng, đổi mới cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam, đóng góp vào giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo đó, tỉnh Cà Mau đề nghị tiếp tục được hỗ trợ thúc đẩy phát triển bền vững liên kết chuỗi giá trị ngành tôm, tạo điều kiện mở rộng liên kết đa chiều. Trong đó, đẩy mạnh cơ hội phát triển, áp dụng các loại chứng nhận quốc tế/trong nước trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm, khả năng liên kết và công nhận lẫn nhau giữa một số loại chứng nhận (như Seafood watch, Naturland, EU, Bio, BAP…) và góp phần xúc tiến liên kết giữa các doanh nghiệp Thủy sản Cà Mau với một số thị trường trong và ngoài nước thông qua các tổ chức (Liên Minh tôm sạch Cà Mau, Seafood Watch…) phát triển ngành tôm theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Đồng thời, nghiên cứu tính khả thi và đề xuất các yêu cầu, điều kiện thiết yếu từ cơ sở hạ tầng, quyền lợi trách nhiệm các bên, chính sách ưu đãi… trong mô hình “Vùng bờ biển có chứng nhận” tại vùng rừng ngặp mặn Cà Mau nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu tôm sú Cà Mau. Tiếp tục hỗ trợ việc hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện chính sách chi trả dich vụ môi trường rừng cho tỉnh Cà Mau thực hiện Nghị định số 156/NĐCP của Chính phủ và Luật lâm nghiệp.

Để tạo ra một "vùng duyên hải hữu cơ", đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan (SVN) cho rằng, cần ưu tiên bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn như một chiến lược để thích ứng, giảm thiểu với biến đổi khí hậu quan trọng của quốc gia, khu vực ĐBSCK và các chính sách, kế hoạch cấp tỉnh.

Ngoài ra, tiếp tục ủng hộ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, lồng ghép vào thủy sản cũng như các lĩnh vực khác để duy trì nguồn tài chính cho bảo vệ rừng ngập mặn. Tận dụng thị trường carbon nội địa và thế giới, và cơ chế bù đắp đa dạng sinh học, để cung cấp thêm nguồn vốn để tập trung bảo tồn và phát triện các hoạt động thị trường.

Tài nguyên & Môi trường
Đăng ngày 16/01/2020
Tuyết Chinh
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 06:39 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 06:39 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 06:39 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 06:39 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 06:39 27/11/2024
Some text some message..