Tập trung toàn lực quyết gỡ “thẻ vàng” IUU

Sáng ngày 29/8/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến với 28 địa phương ven biển bàn việc tập trung toàn lực để gỡ “thẻ vàng” IUU trong tháng 10 tới, khi đón đoàn kiểm tra lần thứ 4 của EC đến làm việc.

Tàu
Nếu không gỡ được “thẻ vàng” thì ngành khai thác hải sản của nước ta rất dễ bị “thẻ đỏ”

Sau hơn 6 năm bị “thẻ vàng”, nhiều yếu kém tồn tại của nghề cá tự phát nước ta đã được khắc phục, từng bước xây dựng nghề cá hiện đại, bảo vệ nguồn lợi biển. Những chuyển biến thấy rõ là đã hoàn thiện khung pháp lý, tích cực quản lý hoạt động khai thác.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại cần được tập trung khắc phục nhanh chóng, triệt để, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài. Một trong những tồn tại khá phổ biến là tình trạng tàu cá tắt và tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS). Việc lắp đặt VMS cả nước đã đạt gần 100% số tàu cá nhưng tình trạng ngắt kết nối VMS lại xảy ra với số lượng lớn, ở nhiều địa phương.

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay tổng số tàu cá dài từ 6m trở lên đã được đăng ký và cập nhật trên Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) là 71.658/86.820 chiếc (đạt 82,5%). Tổng số tàu cá đã được cấp giấy phép còn hiệu lực đạt khoảng 70%; trong đó, tàu từ 6 - dưới 12m đạt 46%; từ 12- dưới 15m đạt 64,6%; từ 15m trở lên đạt 94,8%.

Khi tàu cá hoạt động khai thác chưa đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, nhất là tình trạng ngắt kết nối VMS thì dễ dẫn tới vi phạm khai thác trái phép vùng biển nước ngoài, một điểm hạn chế bậc nhất trong khắc phục “thẻ vàng”. Số liệu của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến ngày 29/8/2023 xảy ra 39 tàu với 252 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, tập trung ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang. Trong lúc, EC luôn khẳng định, nếu không chấm dứt tình trạng này, dù con một tàu vi phạm thì không thể gỡ được “thẻ vàng”.

Phó Thủ tướngPhó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang kết luận hội nghị sáng 29/8/2023. Ảnh: VGP/Hải Minh

Lần kiểm tra này của EC, nếu không gỡ được “thẻ vàng” thì ngành khai thác hải sản của nước ta rất dễ bị “thẻ đỏ”. Ứớc tính của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, khi bị phạt “thẻ đỏ”, nước ta không còn xuất khẩu được hải sản khai thác vào thị trường EU với giá trị một năm gần 500 triệu USD. Hải sản mất thị phần lớn chắc chắn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, đến 60 nhà máy đang chế biến hải sản xuất khẩu vào thị trường này.

Đồng thời, một số quốc gia khác như Mỹ, Nhật cũng đã có những quy định tương tự về chống IUU, cho nên “thẻ đỏ” của EC sẽ dẫn tới những biện pháp tương tự của các thị trường khác với hải sản xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, hậu quả của “thẻ đỏ” EC là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng triệu lao động và còn ảnh hưởng nặng nề đến nỗ lực xây dựng nghề cá hiện đại của quốc gia.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang giao Bộ NN&PTNT xây dựng kế hoạch với những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện từ nay đến khi đoàn kiểm tra của EC sang làm việc; tập trung toàn lực khắc phục các hạn chế, quyết tâm gỡ được cảnh báo “thẻ vàng”. Cần sự phối hợp đồng bộ các lực lượng. Bộ Quốc phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn không để có tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài; Bộ Công an khẩn trương củng cố hồ sơ, đưa ra truy tố các vụ việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Cả 28 địa phương ven biển tăng cường quản lý tốt tàu cá ra vào bến cảng, nâng cao tỷ lệ truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác theo yêu cầu. 

Các địa phương, các ngành, các cấp tập trung xử lý nghiêm, triệt để những trường hợp vi phạm quy định về VMS, tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Chấn chỉnh ngay những hạn chế để giám sát chặt chẽ tàu cá hoạt động trên biển, VMS trên tàu cá tham gia khai thác hải sản phải luôn bật và duy trì kết nối. 

Mục tiêu cụ thể là đảm bảo 100% tàu cá được đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác; dữ liệu tàu cá thống nhất tại các địa phương và trên VNFishbase; 100% tàu cá cập cảng chỉ định, giám sát 100% sản lượng khai thác. Tuân thủ nghiêm quy định về xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam không mua, chế biến, xuất khẩu sản phẩm hải sản có nguồn gốc IUU.

Đăng ngày 02/09/2023
Sáu Nghệ
Góc nhìn

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:51 27/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 19:31 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 19:31 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 19:31 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 19:31 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 19:31 18/01/2025
Some text some message..