Tép hòa vị Tết: Cá lóc khô - Dân dã Tết miền tây

Nhớ Tết xưa cứ đến tầm tháng chạp (Tháng 12 âm), má tôi lại đi chợ mua cá lóc tươi về làm khô.

Khô cá lóc
Khô cá lóc thành phẩm. Ảnh: youtube.com

Nếu như ngày trước, món ăn dân dã này trùng hợp với mùa chụp đìa, nguồn cá dồi dào, phần thì là khô, phần thì làm mắm ăn dần. Thì bây giờ, khô cá lóc phải cần ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đóng góp chuyên mục Tép hòa vị Tết, bài viết hôm nay sẽ mang đến món cá lóc khô, mang đậm hương vị tết miền Tây.

Chuẩn bị nguyên liệu làm khô cá lóc

Thoạt nhìn, món ăn này có cách làm vô cùng đơn giản, ai cũng có thể làm được. Chỉ cần nguyên liệu chính là cá lóc tươi, sau đó làm sạch, cạo vảy và để ráo nước. Tùy thuộc vào sở thích chọn mua cá to hay cá nhỏ. Ví dụ với những con cá nhỏ thì làm khô áp, với cá lớn thì xe phi lê.

Theo công thức làm khô cá lóc của má tôi, cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:

- Cá lóc tươi: 5 con

- Chanh tươi: 3 quả

- Hành, ớt, tỏi, gừng

- Một số gia vị cần thiết như: Hạt nêm, muối, bột ngọt,,...

Cá lóc là một loại cá ngon, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Để mua được cá lóc tươi và ngon, bạn cần lưu ý một số mẹo sau:

Cá lócChọn mua cá lóc tươi, ngon. Ảnh: vnexpress.net

- Chọn cá có kích thước vừa đủ, không quá to hoặc quá nhỏ. Thân cá thuôn dài, không quá tròn, khi lấy tay chạm vào không bị nhũn.

- Cá lóc còn tươi thường có màu đen đậm, vảy sáng bóng, không có đốm trắng ở phần đầu. Nếu cá có màu nhợt nhạt, vảy mờ đục hoặc có nhiều đốm trắng thì là cá đã bị ươn.

- Cá lóc tươi có mùi thơm đặc trưng, không có mùi hôi tanh. Nếu cá có mùi hôi tanh thì là cá đã bị ươn hoặc bị bệnh.

Cách làm khô cá lóc

Bước 1: Sơ chế cá lóc

Đầu tiên, cá lóc mua về cần làm sạch bằng cách bỏ vào thau lớn, sau đó thêm 4 muỗng canh muối và vắt tiếp 2 quả chanh vào đó. Bạn dùng tay bóp hỗn hợp giữa cá và mũi để loại bỏ mùi tanh và nhớt trên thân cá. Sau khi đã hoàn thiện công đoạn này, hãy rửa sạch lại với nước nhé.

Bước 2: Phi lê cá lóc

Sử dụng dao rạch phần sống lưng của cá, sau đó mở cá ra, loại bỏ hết ruột và xương sống. Riêng phần đầu cá, bạn có thể loại bỏ hoặc cũng có thể chẻ ra làm 2 phần.

Phần cá được chẻ ra, bạn tiếp tục dùng dao khứa 2 - 3 đường trên thân cá. Khoảng cách của mỗi đường tầm 5cm.

Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác

Gừng và ớt đem rửa sạch, băm nhỏ. Hành tím cắt làm đôi, tỏi lột vỏ đập dập. Cho tất cả nguyên liệu này và máy và xay nhuyễn. Thêm vào 2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng canh muối, 1 muỗng tiêu, 3 muỗng đường rồi trộn thật đều tay.

Bước 4: Làm cá lóc khô

Cách ướp và phơi khô cá lóc cũng rất quan trọng để có được thành phẩm khô cá lóc thơm ngon, đậm đà. Khi ướp cá, bạn nên phết phần sốt lên cá thật đều để cá có thể thấm đều gia vị. Bạn có thể ướp cá trong vòng 1 - 2 tiếng hoặc để qua đêm để cá ngấm gia vị hơn.

Phơi cá

Ướp khô cá lóc rồi đem đi phơi. Ảnh: chodokho.com

Khi phơi khô cá, bạn nên chọn nơi có ánh sáng mặt trời thật gay gắt để cá nhanh khô. Ngoài ra, bạn cũng nên để một lớp vải lưới lên trên để tránh bụi bẩn và các thứ khác bám vào bề mặt cá.

Thời gian phơi nắng tầm từ 3 - 4 ngày là cá đã khô, chúng ta có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và để ăn dần dần.

Ăn khô cá lóc như thế nào?

Mỗi người một sở thích, riêng với má tôi rất thích ăn khô cá lóc nướng. Bởi chỉ khi nướng lên, mới cảm nhận hết mùi vị thơm, ngon, béo, ngọt của cá. Trong khi đó, anh em tôi lại thích thưởng thức kiểu chiên hơn vì chúng có độ giòn. 

Bao giờ cũng vậy, tôi hay quan sát bất kỳ món ăn nào mà má làm. Má thường ngâm miếng cá khô trong nước nóng tầm 20 phút cho thật mềm rồi mới đem chiên. Khi chiên canh thời gian không để quá lâu, vì cá bị khô, cứng lại không ngon. Khô cá lóc dù ăn với cơm hay làm mồi nhậu gì cũng tuyệt vời

Trên đây là công thức làm món khô cá lóc thơm ngon, hấp dẫn mà tôi muốn giới thiệu đến bạn. Nếu cũng yêu thích món ăn này thì hãy vào bếp và thử sức ngay để tết này có món cùng nhâm nhi nhé.

Đăng ngày 17/01/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Ẩm thực

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 08:00 31/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 09:00 25/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:24 22/01/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 01:11 19/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 01:11 19/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 01:11 19/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 01:11 19/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 01:11 19/02/2025
Some text some message..