Thách thức của ngành giống cá tra trước biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho ngành sản xuất (SX) nông nghiệp nói chung, nuôi và chế biến cá tra nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Thời tiết thay đổi bất thường khiến cá trong ao nuôi dễ bị bệnh, chi phí SX gia tăng, lợi nhuận giảm đáng kể.

Thách thức của ngành giống cá tra trước biến đổi khí hậu
Cá chết, nhiều ngư dân xả bỏ hầm để thả nuôi lại đợt sau

Ông Trần Văn Nam (một trong những hộ nuôi cá tra giống ở xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu) cho biết, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, thời tiết diễn biến bất thường đã khiến cho những mẻ cá tra giống của ông ương đạt tỷ lệ rất thấp. Giai đoạn ương nuôi từ cá bột lên cá hương, từ cá hương lên cá giống chịu sự tác động mạnh của BĐKH. Thời tiết “nóng, lạnh” bất thường trong ngày đã làm cho nhiệt độ nước trong ao nuôi thay đổi đột ngột, độ PH khi lên cao, khi rớt xuống thấp làm cho cá thích nghi không kịp, từ đó cá bị yếu, dịch bệnh rất dễ tấn công. “Trước đây, bệnh gan thận mủ đa phần xuất hiện vào mùa mưa, tháng nước đổ, nay bệnh xuất hiện quanh năm, từ đó làm cho chi phí nuôi tăng cao. Đối với ao nuôi cá tra giống, trung bình độ PH trong ao từ 75-85o. Nay, thời tiết nóng, lạnh bất thường, độ PH trong ao (trong 1 ngày) có khi lên đến 95o và tuột xuống 65o, cá bị sốc nên vi khuẩn dễ tấn công làm cá bỏ ăn” - ông Nam chia sẻ.

Thời tiết bất lợi, cá giống không sạch bệnh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuôi thua lỗ của những hộ nuôi cá tra xuất khẩu. Hiện nay, ngoài những hộ chuyên ương cá giống, hộ nuôi cá thịt bị ảnh hưởng nặng. Cụ thể, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, hầm cá tra thịt của gia đình bà Lê Thị Lan (xã Hòa Lạc, Phú Tân) phải tốn rất nhiều chi phí để điều trị bệnh cho cá. Vụ thu hoạch vừa rồi, dù giá cá tra thịt ở mức 30.000 đồng/kg nhưng bà Lan vẫn bị lỗ. “Nguồn nước bây giờ đã bị ô nhiễm. Thời điểm cá tra có giá, những hộ chuyên ương nuôi cá giống vì lợi nhuận đã ép cho cá đẻ non. Con giống không khỏe, dễ bị dịch bệnh tấn công. Cá thường mắc bệnh gan thận mủ, đây là căn bệnh rất khó điều trị…” - bà Lan chia sẻ.

Bệnh gan thận mủ trên cá tra được phát hiện lần đầu vào năm 1998. Lúc ấy, bệnh chỉ xuất hiện trên cá da trơn, đặc biệt là cá tra, cá basa. Đến nay, bệnh đã xảy ra trên tất cả các loại cá nuôi như: cá tra, basa, cá lóc, điêu hồng, cá rô và kể cả con ếch… Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt là mùa mưa, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Edwardsiella Ictaluri tấn công cá qua mang, da hoặc theo đường thức ăn. “Cá bị bệnh này thường bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, bên ngoài thân cá bình thường hoặc bị xuất huyết. Khi mổ ra, bên trong gan, thận có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Tỷ lệ cá chết khá cao. Nếu điều trị không hiệu quả có thể cá chết hết ao” - bà Lan chia sẻ.

Đối với ao nuôi cá tra thịt, khi ao bị vi khuẩn Edwardsiella Ictaluri tấn công thì chi phí điều trị bệnh tăng từ 3.000-4.000 đồng/kg. Lượng thức ăn tăng cao, thay vì 1.55 thức ăn cho ra 1kg cá tăng trọng thì nay, tỷ lệ này có thể tăng lên 2-2.5 thức ăn. “Nếu cá nuôi phát triển bình thường thì 15,5 tấn thức ăn cho ra 10 tấn cá. Khi cá bị bệnh thì 15,5 tấn thức ăn có khi chỉ thu hoạch được 7-8 tấn cá hoặc thấp hơn, thua lỗ là điều chắc chắn” - ông Trương Văn Vĩnh (xã Đa Phước, An Phú) chia sẻ.

Ngoài các loại dịch bệnh tấn công còn phải kể đến chi phí thức ăn. Chi phí này chiếm khoảng 70% vốn. Những năm cá mất giá, chi phí thức ăn cho một vụ nuôi cá không tăng. Nay, giá cá đang ở điểm đỉnh, các doanh nghiệp FDI, chuyên cung cấp thức ăn cho thị trường đã điều chỉnh giá thức ăn tăng lên. Cụ thể, đối với thức ăn Greefish (loại 40 độ đạm), có giá đến 17.900 đồng/kg. Một bao thức ăn 25kg, ngư dân phải trả 447.500 đồng. Đây là giá bán của đại lý cấp 1, còn hộ mua lẻ ở các cửa hàng thì giá cao hơn. BĐKH đã tác động mạnh đến ngành nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung. Để SX phát triển ổn định, ngư dân cần phải tính toán giải pháp để thích nghi. Đây là điều kiện tiên quyết để ngành nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu phát triển bền vững.

Báo An Giang
Đăng ngày 16/04/2018
ATV
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 21:49 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 21:49 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 21:49 28/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 21:49 28/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 21:49 28/01/2025
Some text some message..