Thách thức từ thị trường và giải pháp nuôi tôm bền vững

Không riêng gì nuôi tôm nước lợ, nuôi trồng thủy sản nước ta hiện nay gặp phải rất nhiều khó khăn, rủi ro do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường cùng với đó người nuôi tôm vẫn còn thói quen tự tiện sử dụng các chế phẩm sinh học nên khó kiểm soát, đưa đến rủi ro cao và chi phí nuôi tôm của Việt Nam cao hơn so với một số nước khác.

Thách thức từ thị trường và giải pháp nuôi tôm bền vững
Cần áp dụng mô hình nuôi tôm phù hợp để vụ tôm nuôi thắng lợi.

Nguyên nhân là do nhiều yếu tố như: tôm giống, thức ăn qua nhiều khâu trung gian tăng từ 20% đến 30% so giá gốc, tỉ lệ ao nuôi trúng chưa cao, việc kiểm tra các chất cấm, chất hạn chế dư lượng ở tất cả thị trường lớn ngày càng chặt chẽ từ tầng suất kiểm tra đến cách kiểm tra… Đó là những thách thức đòi hỏi người nuôi tôm phải vượt qua để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Để giải quyết bài toán nêu trên, người nuôi tôm cần áp dụng quy trình nuôi sạch, có chứng nhận quốc tế nhằm thâm nhập vào các hệ thống phân phối thủy sản cao cấp, nâng tầm tôm Việt trên thị trường thế giới. Tiến sĩ Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta Sóc Trăng nhận định, thách thức của ngành tôm Việt Nam hiện nay là một số cường quốc tôm coi trọng mục tiêu tăng trưởng mạnh việc cung ứng tôm và thời tiết thuận lợi dẫn đến dự báo con tôm của các nước: Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Thái Lan đều tăng, dẫn đến sức mua cũng tăng, khả năng cao hơn năm 2018. Cùng với đó là thị trường Hoa Kỳ và một số nước thuộc EU tồn kho, tuy nhiên không lớn lắm, tôm cỡ lớn từ Ấn Độ các năm quá nhiều, xu thế thị trường thiếu tôm cỡ nhỏ, nhu cầu thị trường tăng trưởng tự nhiên từ 3% đến 5%...

Chính vì những khó khăn, thách thức nêu trên, ngành chuyên môn và người nuôi tôm nên thực hiện giải pháp là kiểm soát chặt chẽ các chế phẩm nuôi tôm, nhân rộng những mô hình mới thành công trong nuôi tôm như nuôi tôm hai giai đoạn nhằm giảm rủi ro. Đồng thời, tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm trong nuôi tôm như nuôi tôm hai giai đoạn tiết kiệm điện nước, cải tiến hệ thống quạt giảm hao phí điện, tính toán mức thức ăn phù hợp giảm tỷ lệ chuyển đổi và giảm ô nhiễm môi trường, thành lập các tổ hợp tác để có thể có đầu mối mua vật tư nuôi tôm số nhiều, giá thấp hơn và vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông trên thị trường giống tôm tốt, chất lượng.

TS Hồ Quốc Lực cho rằng, cần phải tổ chức lại sản xuất theo xu thế tích tụ đất, hình thành các trại, hợp tác xã nuôi đạt chuẩn chất lượng quốc tế cũng như thị trường yêu cầu như ASC, BAP… bởi tôm có các chứng nhận sẽ dễ vào các hệ thống phân phối cao cấp, giá tiêu thụ tốt, có cơ hội nâng tầm tôm Việt Nam. Cùng với đó, Chính phủ có giải pháp đầu tư nguồn vốn cho nuôi tôm sao cho người nuôi dễ tiếp cận hơn.

Bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, đến từ Công ty CP Vi sinh ứng dụng cho rằng, để nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm rủi ro, giảm chi phí… thì người nuôi tôm cần áp dụng giải pháp là "Nói không với kháng sinh" và nên áp dụng những công nghệ vi sinh đột phá nhằm giảm được chi phí sản xuất. Ngoài những yếu tố như sử dụng nhân công hiệu quả, thiết kế mô hình tối ưu, chọn thức ăn, chọn nguồn tôm giống, quản lý thức ăn… người nuôi cần hiểu rõ cơ chế, thành phần, tác dụng cụ thể nhất của những chế phẩm bổ sung (vi sinh, khoáng chất, vitamin, dinh dưỡng…). Song song đó, người nuôi phải chủ động trong khâu phòng bệnh trên tôm, theo dõi sát diễn biến trong ao nuôi, xử lý đúng cách khi tôm nuôi gặp vấn đề và chủ động khắc phục hậu quả.

Bà Hoa chia sẻ, để xử lý ô nhiễm môi trường ao nuôi, giúp nước trở nên trong sạch, thích hợp cho con tôm sinh trưởng thì cần dùng chế phẩm sinh học đủ mạnh, chứa nhiều vi sinh vật có nhiều tính năng khác nhau được tuyển chọn trong các phòng thí nghiệm vi sinh vật có uy tín và chế phẩm sinh học được lựa chọn phải đa năng, có khả năng phân giải các chất hữu cơ làm sạch môi trường, có khả năng chuyển hóa làm giảm các chất độc, có khả năng sinh các chất kháng sinh tự nhiên chống các vi sinh vật gây bệnh thường gặp ở tôm.

Ngoài ra, người nuôi tôm cần phải hiểu rõ bản chất, thành phần và tác dụng của các chế phẩm bổ sung bằng cách tự trang bị kiến thức cơ bản về cơ chế, tác dụng của chế phẩm bổ sung bằng việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là kiểm tra kỹ thành phần, sản phẩm phải được chứng nhận và cấp phép lưu hành bởi các cơ quan có thẩm quyền. Song song đó, trước và sau khi sử dụng phải thấy được bằng mắt thường sự thay đổi của môi trường trong ao nuôi tôm và con tôm nuôi trong ao, đánh giá được hiệu quả khi dùng chế phẩm đó…

Ngày nay, việc nuôi tôm không áp dụng khoa học kỹ thuật mà cứ dựa vào cách nuôi truyền thống, dựa vào may rủi trước tình hình biến đổi bất thường của khí hậu là điều mà người nuôi tôm nên tránh. Do vậy, người nuôi tôm cần lựa chọn cho mình cách nuôi đúng hướng bằng việc áp dụng các mô hình nuôi phù hợp tại hộ, cũng như sử dụng các vật tư bổ trợ cần thiết trong suốt quá trình thả nuôi tôm như khoáng chất, vitamin… và với cách phòng trị bệnh cho tôm, phải có sự nhất quán để bảo vệ môi trường nuôi bền vững, giảm rủi ro, giảm chi phí, đảm bảo lợi nhuận tối đa trong tình hình khó khăn của ngành nuôi tôm như hiện nay…

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 01/08/2019
Thúy Liễu
Kinh tế

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Việt Nam: Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có sự đột phá?

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa vào đầu năm 2023. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có quyền kỳ vọng nhập khẩu thủy sản tăng trưởng tại thị trường “tỷ dân” này.

Sơ chế tôm
• 10:06 28/09/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 20:34 29/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 20:34 29/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 20:34 29/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 20:34 29/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 20:34 29/09/2023