Thái Bình: Chủ động chống rét cho loài thủy sản nuôi qua mùa đông

Dự báo diễn biến thời tiết cực đoan có thể xảy ra, nhất là rét đậm, rét hại trong vụ Đông Xuân 2018 – 2019 có khả năng xuất hiện kéo dài; việc chăm sóc và phòng, chống rét cho các đối tượng thủy sản nuôi qua mùa đông là rất quan trọng.

Thái Bình: Chủ động chống rét cho loài thủy sản nuôi qua mùa đông
Cần chú ý chăm sóc bảo đảm đủ dinh dưỡng cho thủy sản phát triển khỏe mạnh trong vụ Đông.

Để chủ động phòng tránh rét, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết lên sức khỏe thủy sản trong vụ Đông Xuân, Chi cục Thủy sản khuyến cáo các địa phương và các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh tập trung thực hiện tốt một số công việc cụ thể: Kiểm tra số lượng và trọng lượng thủy sản hiện có trong ao, đầm, hồ để lên kế hoạch thu hoạch toàn bộ thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm trước tháng 12/2018; thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết để chủ động các biện pháp phòng, tránh rét cho thủy sản. Hướng dẫn, đôn đốc người nuôi thực hiện công tác phòng, tránh rét cho thủy sản nuôi qua mùa đông gồm chuẩn bị công trình nuôi, chọn và thả giống, chăm sóc, quản lý thủy sản bảo đảm kỹ thuật ngành chức năng hướng dẫn. Trong thời gian nuôi qua mùa đông, không kéo lưới đánh bắt cá, không sử dụng phân bón hữu cơ trong ao nuôi; duy trì ôxy hòa tan trong ao từ 4mg/lít trở lên.

2. Hải Dương: Thêm 2 vùng nuôi thủy sản tập trung cấp tỉnh

Huyện Thanh Miện vừa quy hoạch 2 vùng nuôi thủy sản tập trung (TSTT) cấp tỉnh với tổng diện tích 85 ha tại các xã Đoàn Kết, Ngũ Hùng.

Các vùng này được hỗ trợ 100 triệu đồng/ha chi phí xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất. Trước đó, huyện đã xây dựng được 1 vùng nuôi TSTT với quy mô 50 ha tại xã Đoàn Kết.

Bên cạnh mô hình cấp tỉnh, huyện còn có 10 mô hình nuôi TSTT cấp huyện ở các xã Cao Thắng, Chi Lăng Bắc, Chi Lăng Nam, Ngô Quyền. Việc quy vùng nuôi TSTT tạo thuận lợi về điều kiện sản xuất cho các hộ nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cá thương phẩm.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 13/11/2018
Khắc Duẩn
Tổng hợp

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 10:19 04/12/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 14:26 06/12/2024

Xu hướng nuôi cá Koi trong hồ mini

Cá Koi từ lâu đã được xem là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng và giàu sang trong văn hóa Á Đông. Với màu sắc sặc sỡ và vẻ đẹp duyên dáng, cá Koi ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh.

Cá koi
• 14:26 06/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 14:26 06/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:26 06/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 14:26 06/12/2024
Some text some message..