Thái Bình Dương trước nguy cơ cạn kiệt nguồn cá ngừ

Ngày 2/12, tại hội nghị tổ chức ở thủ đô Manila của Philippines, Ủy ban Nghề cá khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương (WCPFC) đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng đánh bắt cá ngừ quá mức trong khu vực dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản này.

Đánh bắt cá ngừ tại Nhật Bản.
Đánh bắt cá ngừ tại Nhật Bản.

Phát biểu tại hội nghị, các chuyên gia nhấn mạnh một số loài cá ngừ đang bị khai thác cạn kiệt, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước cần hành động để bảo tồn không chỉ các nguồn cá ngừ mà còn các nguồn hải sản khác.

Theo họ, các nước cần tăng cường hợp tác bảo vệ cá ngừ vì đây là loài cá di trú từ vùng biển nước này sang vùng biển nước khác.

Ngoài ra, các chuyên gia của WCPFC cũng cảnh báo nguy cơ cạn kiệt của cá mập, cá đuối và một số loài cá khác thường bị đánh bắt cùng các mẻ lưới cá ngừ.

Theo Giám đốc điều hành WCPFC Glenn Hurry, cá ngừ mắt to là một trong những loài cá ngừ bị đánh bắt nhiều nhất và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, đòi hỏi các cơ quan chức năng có các biện pháp đối phó thỏa đáng.

Ông Hurry cho biết tại Thái Bình Dương, sản lượng khai thác loài cá ngừ này hàng năm lên tới 151.000 tấn, trong khi các loài cá ngừ khác như cá ngừ nhảy cũng bị khai thác cạn kiệt với sản lượng khoảng lên tới 1,4 triệu tấn trong năm ngoái. Ông kêu gọi các nước giảm 30% sản lượng đánh bắt cá ngừ mắt to.

Một trong những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng khai thác cá ngừ quá mức được đề xuất là tăng cường kiểm soát các thiết bị đánh bắt cá.

Ngoài ra, tại hội nghị, các chuyên gia WCPFC cũng cân nhắc khả năng đề nghị cấm hoạt động đánh bắt cá ngừ tại các vùng biển quốc tế, nơi các thuyền đánh cá được phép hoạt động song thường vi phạm các quy định của WCPFC.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương cung cấp hơn 50% sản lượng đánh bắt cá ngừ trên thế giới. WCPFC là thể chế có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn loài cá ngừ, bao gồm hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, trải dài từ Mỹ, Trung Quốc và Australia tới các quốc đảo nhỏ bé thuộc vùng biển Thái Bình Dương./.

TTXVN
Đăng ngày 03/12/2012
Môi trường

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/05/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Tín chỉ carbon và thị trường carbon

Sau khi Tép Bạc đăng bài “Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản”, nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu thêm những nội dung cụ thể về tín chỉ, chứng chỉ, hạn ngạch, thị trường carbon liên quan vấn đề kiêm kê phát thải ở doanh nghiệp trong xu hướng chuyển đổi xanh, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để tận dụng cơ hội. Đáp ứng yêu cầu đó, xin giới thiệu bài nghiên cứu về tín chỉ và thị trường carbon của TS. Hoàng Thị Minh Hiền ở Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thương mại Intraco.

Nhà máy xả thải
• 07:01 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 07:01 10/05/2024

Lá nguyệt quế - Dưỡng chất tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản

Việc ứng dụng các loại thảo dược tự nhiên nổi lên như một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ thay đổi thói quen sử dụng kháng sinh, hóa chất tổng hợp của người nuôi trồng thủy sản.

Lá nguyệt quế
• 07:01 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 07:01 10/05/2024

Khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè

Vào những ngày hè oi bức bởi nhiệt độ răng cao, bể cá cảnh ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Lượng oxy hòa tan trong bể vì thế cũng giảm đi, khiến cá cảnh bị ngạt thở và dẫn đến chết. Như vậy, làm thế nào để khắc phục nhiệt độ bể cá cảnh tăng cao ngày hè? Hãy cùng bài viết đi tìm giải pháp nhé!.

Bể cá cảnh
• 07:01 10/05/2024