Thái Bình: Tìm nguyên nhân ngao chết hàng loạt

Những ngày gần đây, hàng trăm hecta ngao thương phẩm đến kỳ thu hoạch của bà con nuôi ngao ở xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, bỗng dưng chết hàng loạt. Xã Nam Thịnh có khoảng 800ha nuôi ngao; trong đó có khoảng 400ha có ngao chết lẻ tẻ, 100ha có lượng ngao chết từ 5-10% và khoảng 50ha có số ngao chết từ 15-20%.

Theo bà Trần Thị Thủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nam Thịnh, ước tính sơ bộ đến thời điểm này, người dân nuôi ngao ở xã Nam Thịnh, thiệt hại gần 100 tỷ đồng. Nhiều hộ nuôi ngao ở Nam Thịnh đang lâm vào cảnh khó khăn. Xã đã báo cáo lên huyện về tình trạng ngao chết. Tới đây, xã sẽ đề nghị Nhà nước và ngân hàng giãn nợ, tiếp tục cho người dân vay vốn để tạo điều kiện cho bà con sản xuất.

Ông Hoàng Mạnh Thép ở thôn Thiện Châu, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải - người có gần 20 năm kinh nghiệm nuôi ngao cũng không hiểu vì sao ngao bỗng dưng chết hàng loạt. Năm nay gia đình ông Thép nuôi hơn 3ha ngao, với số vốn đầu tư lên tới hơn 1 tỷ đồng. Theo tính toán, nếu không xảy ra việc ngao chết, vụ này ông cũng thu về khoảng trên 2 tỷ đồng. Nhưng bây giờ gia đình ông gần như đã mất trắng.

Nhìn những đống vỏ ngao trắng xóa, ông Thép buồn rầu nói: mọi năm ngao cũng chết, nhưng thường bị chết vào khoảng tháng Ba Âm lịch, khi có mưa rào. Nhưng năm nay bỗng nhiên ngao chết hàng loạt như vậy khiến chúng tôi không kịp trở tay.

Không những thiệt hại về nguồn thu, những hộ nuôi ngao đang phải thuê mướn người với giá cao để thu gom vỏ ngao chết. Ông Thép cho biết mỗi ngày những hộ có ngao bị chết như gia đình ông phải thuê 150.000 đến 200.000 đồng một công cho người thu nhặt vỏ ngao chết.

Trước thực trạng ngao chết hàng loạt, cơ quan chức năng đã kiểm tra bãi nuôi ngao và lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Qua kiểm tra bãi nuôi ngao của các hộ cho thấy mật độ nuôi ngao của nhiều hộ rất dày 300-500 con/m2 (khuyến cáo chỉ từ 200-250 con/m2).

Ngoài ra nguồn nước chảy ra khu vực đầm nuôi bị ô nhiễm, nước có màu đục và có mùi hôi, thối. Bãi nuôi ở đây dù nhiều năm nay nhưng chưa hề được cải tạo, vệ sinh. Ngành chức năng đã yêu cầu các hộ nuôi có ngao chết phải nhanh chóng dọn hết số ngao trên bãi và thực hiện vệ sinh bãi nuôi ngao trước khi thả nuôi lại. Các hộ nuôi ngao không được vớt xác ngao chết vứt bừa bãi tránh dịch bệnh lây lan.

Bên cạnh đó cần nhanh chóng thu hoạch số ngao còn sống đã đạt kích thước thương phẩm, di chuyển số ngao còn nhỏ sang nuôi chỗ thuận lợi hơn; triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên ngao và tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân biết, ngăn không cho dịch bệnh lây lan.../

Vietnam plus, 13/04/2012
Đăng ngày 16/04/2012
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 21:28 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 21:28 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 21:28 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 21:28 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 21:28 22/11/2024
Some text some message..