Thái Lan: Giá tôm nguyên liệu tăng do dịch bệnh EMS lan rộng

Hội chứng tôm chết sớm (EMS) tại Thái Lan đang làm giá tôm chân trắng nguyên liệu tăng mặc dù thị trường trì trệ và các đơn hàng cho lễ giáng sinh đã hoàn thành.

tom thai lan bi ems
Giá tôm chân trắng nguyên liệu tăng mặc dù thị trường trì trệ

Trong tuần từ 26/11-1/12, tôm cỡ 60 con/kg, dạng nguyên liệu có giá 148-152 bạt/kg, cao hơn so với 144-150 bạt/kg trong tuần từ 5-10/11.

Theo một nguồn tin trong ngành tôm nuôi Thái Lan, năm 2013, EMS sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng tôm của nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới này. “Chúng tôi phát hiện dịch bệnh EMS bắt đầu ở miền Đông Thái Lan và hiện nay nó đã lan sang miền Nam Thái Lan. Dự kiến, sản lượng tôm của Thái Lan năm 2013 sẽ giảm ít nhất 20%”. EMS đã ảnh hưởng đến ngành tôm của Trung Quốc, Việt Nam và cả Malaixia.

Jim Gulkin, giám đốc điều hành của Siam Canadian Group, nhà cung cấp thủy sản đông lạnh tại Băng Cốc cho biết: “Có tin đồn cho rằng miền Nam Thái Lan đang phải đối mặt với nhiều dịch bệnh, có thể làm thiệt hại 60% sản lượng tôm của khu vực này. Tuy nhiên, tin đồn này đang giúp tăng hoặc duy trì giá nguyên liệu tôm dù thiếu các đơn hàng”

Nếu tin đồn trên là đúng, thì nguồn cung nguyên liệu sẽ thiếu và giá sẽ tăng thêm, Gulkin cho biết. “Gần đây, các nhà chế biến Thái Lan đã tăng cường mua nguyên liệu do lo ngại xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp và điều này giúp giá nguyên liệu ổn định”.

Gulkin cho biết sản lượng tôm của Thái Lan năm nay dự kiến sẽ giảm 10% so với năm ngoái, đạt 510.000 tấn.

Cũng theo Gulkin, EMS cũng đang ảnh hưởng đến Việt Nam. Mùa nuôi tôm mới của Việt Nam sẽ bắt đầu vào tháng 3-4 và có thể mùa vụ này sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh hiện nay.

Inđônêxia và Ấn Độ cũng bắt đầu mùa nuôi tôm mới lần lượt vào tháng 1 và tháng 3. Trong khi đó mùa tôm tại Trung Quốc gần kết thúc với giá tôm tăng cao.

“Nhìn chung, giá tôm từ tất cả các nước châu Á đều tăng và nếu giá có giảm, thì sẽ từ sau quý 2/2013”, Gulkin dự báo.

Undercurrentnews
Đăng ngày 13/12/2012
Vietfish
Thế giới
Bình luận
avatar

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 10:07 06/09/2024

Sá sùng là loài hải sản chức năng

Gần đây một báo cáo của nhóm nghiên cứu người Trung Quốc cho thấy kinase thu được từ sá sùng giúp làm tan cục huyết khối ở mạch máu. Điều này mở ra hướng đi mới cho việc khai thác được các loài động vật có hiệu quả ứng dụng trong y học.

Sá sùng
• 06:16 24/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 06:16 24/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 06:16 24/09/2024

pH ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi?

pH là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong môi trường ao nuôi tôm, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm. Điều này là do tôm sống trong môi trường nước, và những thay đổi trong mức độ pH có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hô hấp, và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của chúng.

Tôm thẻ
• 06:16 24/09/2024

Vì sao không nên cho tôm ăn khi trời mưa, giông bão?

Khi trời mưa hoặc giông bão, có rất nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi cũng như hành vi ăn uống của tôm. Do đó, việc cho tôm ăn trong những điều kiện thời tiết này có thể gây ra nhiều rủi ro, không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn có thể gây hại cho tôm

Ao nuôi
• 06:16 24/09/2024
Some text some message..