Giá tôm còn đầu cỡ 70 con/kg cũng tăng từ 160-175 bạt/kg trong tuần từ 11-16/1/2016 lên 180-190 bạt/kg. Trong khi giá tôm cỡ 80 con/kg ở mức 160-180 bạt/kg cũng trong tuần này.
Giá tôm tăng đều từ giữa tháng 12/2015. Nguyên nhân là do các nhà chế biến tăng cường mua tôm nguyên liệu để hoàn thành các đơn hàng trước hạn chót.
Xu hướng giá hiện tại trái ngược với thời điểm tháng 10, 11/2015 khi giá tôm cỡ 60 con/kg duy trì ở mức thấp 145-150 bạt/kg và 120-125 bạt/kg đối với cỡ 80 con/kg (trong khoảng từ 26-31/10/2015).
Tại thời điểm giá thấp, người nuôi không dám thả nuôi hoặc chỉ thả với mật độ thấp, khiến nguồn cung giảm.
Dự kiến nguồn cung sẽ giảm trong tháng 1 và tháng 2, thậm chí đến tháng 3, nguồn cung vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Do thiếu nguồn cung, nên một số đơn hàng XK của Thái Lan trước Giáng sinh sẽ được lùi lại vào tháng 2.
Nhu cầu từ các nhà chế biến sẽ vẫn cao ít nhất đến tháng 3. Chỉ đến tháng 4, nguồn cung tôm mới có dấu hiệu cải thiện.
Sản lượng tôm châu Á dự kiến giảm
Không chỉ Thái Lan, nguồn cung tôm ở châu Á (Ấn Độ, Indonesia) năm 2016 cũng dự kiến giảm do dịch bệnh và thời tiết bất lợi.
Ở Ấn Độ, giá tôm chân trắng nuôi tăng từ tháng 9/2015 do nguồn cung sụt giảm. Người nuôi ở các vùng nuôi chính không thả nuôi với mật độ trước đó hoặc để tôm lớn hơn khiến sản lượng thu hoạch giảm.
Nguồn cung ở Ấn Độ vẫn thấp cho đến khi bắt đầu vụ thu hoạch mới vào tháng 4/2016.
Sản lượng tôm Indonesia dự kiến giảm xuống 220.000 tấn năm 2016 trong khi sản lượng Trung Quốc sẽ ổn định ở mức 600.000 tấn.
Sản lượng tôm của Ecuador năm nay cũng sẽ ổn định ở mức 330.000 tấn do vẫn phải đối mặt với dịch EMS.