Thái Lan khẳng định sản phẩm tôm hoàn toàn “sạch” COVID-19

Thái Lan nhấn mạnh rằng sản phẩm tôm Thái Lan an toàn với mầm bệnh COVID-19 trong toàn bộ quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng khuyến cáo nấu chín tôm trước khi ăn.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ tại một trại nuôi ở Thái Lan.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lây lan rộng ở Thái Lan tại khu vực chợ đầu mối thu mua tôm lớn ở tỉnh Samut Sakhon khiến người nuôi tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người nuôi buộc phải bán tôm dù chưa đến size thu hoạch để thực hiện cách ly xã hội. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu và kể cả thị trường nội địa Thái Lan cũng dấy lên e ngại nguy cơ lây lan mầm bệnh COVID-19 từ sản phẩm tôm ở khu bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình này, chính phủ Thái Lan đã khẳng định tất cả sản phẩm tôm của họ đều an toàn, không nhiễm mầm bệnh COVID-19.

Ông Banchong Nisphawanich, Chủ tịch Liên đoàn Nuôi trồng Thủy sản Thái Lan, cho biết hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản Thái Lan có các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để sản phẩm thủy sản không trở thành nguồn lây nhiễm bệnh COVID-19. Với sự hợp tác của Cục Thủy sản, Liên đoàn Nuôi trồng Thủy sản Thái Lan, Hiệp hội tôm Thái Lan và các hiệp hội liên quan của các doanh nghiệp sản xuất và người nuôi tôm, Thái Lan đã thắt chặt các biện pháp và hướng dẫn cho việc giám sát, phòng ngừa và kiểm soát COVID 19 trên toàn bộ quy trình sản xuất tôm. 

Ông Kanchit Haemarak, Chủ tịch Mạng lưới Người nuôi tôm Thái Lan cho biết, Thái Lan đã nâng cao tiêu chuẩn của sản phẩm tôm, đặc biệt là với sự bùng phát của COVID 19. Người nuôi và ngành sản xuất liên quan đều tuân theo các biện pháp của chính phủ Thái Lan nhằm giảm rủi ro lây truyền mầm bệnh COVID-19. Toàn bộ quá trình nuôi chịu sự giám sát, kiểm soát của Chi cục Thủy sản, mỗi bước sản xuất đều đáp ứng theo tiêu chuẩn Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt GAP (Good Aquionary Practice). 

Ông Wichan Ingsrisawang, Phó Tổng cục trưởng Cục Thủy sản, cho biết hiện tại chưa có báo cáo nào về việc phát hiện COVID-19 trong các sản phẩm thủy sản theo bất kỳ cách nào. Người tiêu dùng có thể tin tưởng hoàn toàn sản phẩm tôm nói riêng và thủy sản nói chung, tuy nhiên, để chắc hơn hơn thì nên nấu chín và bảo quản đúng cách sau khi chế biến.

Đăng ngày 22/12/2020
Hoài An @hoai-an
Thế giới

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 07:54 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 07:54 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 07:54 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:54 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 07:54 27/12/2024
Some text some message..