Thăm chợ cá đặc sản ở vùng núi Tây Bắc

Các loại cá nước ngọt sống tự nhiên kích thước từ nhỏ nhất đến lớn nhất đều xuất hiện tại chợ cá vùng núi Tây Bắc.

Thăm chợ cá đặc sản ở vùng núi Tây Bắc
"Những con cá nặng 30 kg xuất hiện hàng ngày, có ngày dân đánh lưới đưa về cá mè, cá lăng nặng nửa tạ", chị Nguyễn Thị Xuân, lái buôn cho biết.

Hình ảnh nhộn nhịp của chợ cá đặc sản Tây Bắc


Chợ cá nằm dưới chân cầu Pá Uôn bắc qua sông Đà thuộc địa phận huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm. Nơi đây có những loài cá nước ngọt kích thước nhỏ nhất tới những loài nặng hàng chục kg, tất cả được tiêu thụ nhanh chóng khi được đưa vào bờ.


Các loại cá nhỏ thường về vào buổi đêm và sáng sớm, việc mua bán cá lớn diễn ra buổi chiều bởi những loại cá này đánh bắt ở xa và vận chuyển vào bờ mất thời gian.


Loài bé nhất là cá ngần (hay còn gọi là cá nến, cá thủy tinh) - loài cá đặc trưng của vùng nước sông Đà. Cá kiếm ăn ở tầng nước mặt, ngư dân dùng lưới dựng ở mũi thuyền chạy rong ngược dòng sông là bắt được. Cá bán buôn tại thuyền giá từ 100 nghìn đồng/kg.


Tôm téo được đánh bắt nhiều nhất, mỗi ngày cả chục tấn. Một thuyền đánh bắt một ngày đêm được khoảng 50 kg. Tất cả được đưa vào bờ bán vo, tôm đã chết người dân bán cho các xưởng làm tôm khô. Tôm sống cỡ lớn 30 con/kg có giá 280 nghìn.


Mỗi thuyền khi cập bến thường mang theo nhiều loại cá. Lái buôn ở các tỉnh đi từng thuyền thu gom những loại cá theo mong muốn. Cá nheo và cá ngạnh đánh bắt được ít nên thường không đủ để tiêu thụ.


Cá lăng được mệnh danh là thủy quái sông Đà, sống ở độ sâu hàng chục mét dưới lòng sông. Cá rất khỏe, nên khi bắt được người dân phải dùng dây thừng buộc nhiều vòng qua miệng rồi thả cạnh thuyền dong vào bờ.

"Cá này các nhà hàng ở Hà Nội, Hải Phòng luôn đặt hàng mà không có để bán. Cá càng lớn giá càng cao bởi sống lâu năm mới nặng như vậy, thường từ 700 nghìn/kg", anh Nguyễn Văn Hải, lái buôn ở Hải Dương cho biết.


Người đàn ông cố giữ con cá chạch dài 70 cm. Mỗi ngày bến sông cấp ra khoảng 30 kg cá chạch, đây là loài khá hiếm. Chạch sống tự nhiên nặng từ 0,6 kg đến 1,2 kg. Giá chạch sống bán tại chợ là 350 nghìn/kg.


Cá đưa lên từ thuyền còn tươi sống nhanh chóng được cân đếm.


Việc mua bán diễn ra "cuốn chiếu", sau khi thủy sản lên xe, tiểu thương và người bán ghi chú lên tay sau đó trả tiền.


Mỗi chiếc xe tải chở hàng chục thùng cá lớn nhỏ. Cá thả trong nước lạnh và sục khí để giữ tươi trên đường vận chuyển.


Xe tải xếp hàng xuống bến thu mua thủy sản, lái buôn chủ yếu đến từ Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội...

VnExpress
Đăng ngày 17/05/2018
Ngọc Thành
Ẩm thực

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 09:00 05/10/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 01:24 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:24 05/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 01:24 05/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 01:24 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 01:24 05/11/2024
Some text some message..