Thăm mô hình nuôi tôm trong hồ tròn hiệu quả bậc nhất đất Bạc Liêu

Tham quan mô hình của anh Nghĩa, chúng tôi đã thực sự bị choáng ngộp, việc thiết kế hồ nuôi vừa đặc biệt, vừa rất hiệu quả. Con tôm thẻ nuôi trong hồ nổi dạng tròn không những ít dịch bệnh mà còn rất khỏe mạnh, để kiểm tra tôm chúng tôi chỉ cần dùng vợt vớt lên.

Thăm mô hình nuôi tôm trong hồ tròn hiệu quả bậc nhất đất Bạc Liêu
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao 2 giai đoạn trong hồ nổi (làm bằng khung sắt tròn, phủ bạt) được xem là mô hình tiên tiến, hiệu quả bậc nhất hiện nay. (Ảnh: Chúc Ly).

Mô hình thân thiện với môi trường

Với mong muốn tìm ra cách nuôi mới giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, tiến tới sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận, không gây ô nhiễm môi trường, anh Long Văn Nghĩa (phường Nhà Mát, TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu) đã nghiên cứu và áp dụng thành công mô hình nuôi tôm tiên tiến.

Đó là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao 2 giai đoạn trong hồ nổi (làm bằng khung sắt tròn, phủ bạt) và áp dụng kỹ thuật tách chất thải rắn, tái sử dụng nước. Đây được đánh giá là một trong những mô hình nuôi tôm công nghệ cao ưu việt nhất hiện nay.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nuôi tôm, anh Nghĩa nhận ra rằng, những mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh hiện nay (nuôi tôm trong ao đất, nuôi tôm trong ao đất trải bạt...), người nuôi tôm gặp khó khăn trong việc quản lý diễn biến môi trường trong ao. Ngoài ra, mô hình nuôi tôm bằng ao đất trải bạt, dịch bệnh bên ngoài có thể thẩm thấu qua lớp bạt vào môi trường ao nuôi, khiến nước trong môi trường ao nuôi biến động, gây bất lợi cho con tôm.

Sau nhiều lần tham quan, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đầu năm 2017, anh Nghĩa đã gom hết vốn liếng và vay thêm tiền để đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng xây dựng khu nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc trong hồ nổi.

Khu nuôi tôm gồm 4 hồ nuôi với diện tích 500 m2/hồ và 2 hồ gièo với diện tích 100 m2/hồ; hệ thống ao cấp, xử lý nước và các trang thiết bị máy móc cần thiết trên diện tích 2ha. Hồ nuôi được thiết kết đặc biệt với dạng tròn, dựng từ khung thép phủ bạt HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng.

Anh Nghĩa cho rằng: Để ứng dụng quy trình nuôi tôm trong hồ nổi, người nuôi phải tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào qua ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng, cuối cùng là đến ao nuôi. Phải chọn con giống sạch bệnh, chất lượng, ươm trong hồ từ 20 - 30 ngày cho đạt kích cỡ đồng đều mới thả ra ao nuôi. Trong quá trình nuôi, chất thải rắn từ ao phải được lắng lọc kỹ, thu gom thường xuyên, đây là một trong những yếu tố quan trọng mang lại sự thành công lâu dài cho mô hình này.


Qua 2 công đoạn xử lý, nước thải được sử dụng lại cho nhiều mục đích khác nhau hoàn toàn không thải ra môi trường xung quanh. (Ảnh: Chúc Ly).

Ở vụ nuôi đầu tiên, với mật độ thả nuôi 300 con/m2, chỉ sau hơn 2 tháng, tôm trong hồ nổi đã đạt trong lượng trung bình 40 con/kg. Tiến hành thu tôm ở 2 hồ nuôi đầu tiên, anh Nghĩa thu về lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng.

Theo anh Nghĩa, nước thải trong mô hình sau khi xiphon được bơm lên hồ tách chất thải rắn, phần vỏ tôm, xác tôm chết và thức ăn thừa được lọc qua túi lưới phục vụ cho chăn nuôi chăn nuôi; phần lọt qua lưới lọc là phân tôm và xác tảo được tách hết nước mặn, sau đó dùng nước ngọt pha loãng có thể bơm để sử dụng cho các mục đích (bón cho cây trồng và làm biogas…). Qua 2 công đoạn này nước thải được sử dụng lại cho nhiều mục đích khác nhau hoàn toàn không thải ra môi trường xung quanh.

Quy trình nuôi chặt chẽ, ưu việt

Quy trình nuôi đang được áp dụng tại khu nuôi của anh Nghĩa là nuôi 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Ương tôm post 12 khoảng 30 ngày trên hồ khung sắt tròn 100m3, với mật độ 3.000 con/m3. Giai đoạn 2, đoạn nuôi thương phẩm: Nuôi tôm từ giai đoạn 30-100 ngày tuổi trên hồ nuôi 500m3 với mật độ 300 con/m2. Sau 100 ngày tuổi, tôm đạt trọng lượng trung bình 30 con/kg tiến hành thu tôm thương phẩm.

Ưu điểm của mô hình này là tỷ lệ sống của tôm rất cao, từ 90 -100%, do sử dụng quạt đảo nước liên tục, lắp đặt hệ thống tuần hoàn nên tiết kiệm được lượng nước sử dụng, hạn chế sử dụng khoáng chất. Tại mỗi ao nuôi lắp hệ thống quan trắc tự động các yếu tố môi trường, xiphon tự động, từ đó kiểm soát chất lượng nước tốt hơn.


Anh Nghĩa cho biết: Mô hình có khả năng áp dụng rộng rải do vốn đầu tư và quy trình kỹ thuật của mô hình ở mức độ vừa phải phù hợp với điều kiện và khả năng đồng vốn của nông hộ, nông dân dễ tiếp cận. Tùy theo điều kiện kinh tế từng nông hộ có thể thiết kế hồ nuôi từ 200 – 500m3, với giá cả phù hợp khả năng của đại bộ phận người nuôi tôm.

Qua 3 vụ nuôi, khu nuôi tôm gồm 4 hồ của anh Nghĩa đều cho năng suất cao và ổn định; đồng thời qua kiểm nghiệm đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.


Trung bình mỗi vụ nuôi có thể cho năng suất 100-150 tấn/ha; nhờ nguồn tôm sạch bệnh, nên luôn có giá cao hơn thị trường từ 10.000-15.000 đồng/kg. (Ảnh: Chúc Ly).

Thời gian qua mô hình đã được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao và được nhiều hộ dân nuôi tôm trong và ngoài tỉnh nhận chuyển giao với nhiều quy mô nuôi khác nhau, bước đầu cho kết quả tích cực. Đến nay, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao sẽ được triển khai, nhân rộng trên địa bàn Bạc Liêu, và nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Đến tham quan mô hình của anh Nghĩa, chúng tôi đã thực sự bị choáng ngộp, việc thiết kế ao đầm nuôi vừa đặc biệt, vừa rất hiệu quả trong xử lý nước thải. Con tôm nuôi trong hồ tròn không những ít dịch bệnh mà còn rất khỏe mạnh, để kiểm tra tôm chúng tôi chỉ cần dùng vợt vớt lên.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nghĩa bộc bạch: “Chúng tôi luôn sẵn sàng cùng với cơ quan chức năng tại địa phương thực hiện tích cực công tác tuyên truyền, tư vấn, chuyển giao kỹ thuật sâu rộng đến với bà con nông dân. Hướng tới mục tiêu đồng hành công nông dân từng bước xây dựng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, bền vững”.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 04/06/2018
Chúc Ly
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Thực hiện “3 không” trong nuôi tôm để tránh lây nhiễm mầm bệnh

Việc thực hiện nghiêm túc "ba không" trong nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho tôm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:42 05/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 07:57 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 07:57 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 07:57 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 07:57 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 07:57 08/09/2024
Some text some message..