Than hoạt tính giúp giảm độc tố thuốc bảo vệ thực vật trên cá

Ảnh hưởng của thuốc BVTV hiện đang là mối quan tâm không chỉ của các nhà khoa học mà còn là với nông dân nuôi cá, bởi thuốc BVTV không những ảnh hưởng đến tăng trưởng, tỉ lệ sống của cá mà việc tồn dư hóa chất trong thịt cá còn làm tăng nguy cơ với sức khỏe người tiêu dùng.

Than hoạt tính giúp giảm độc tố thuốc bảo vệ thực vật trên cá
Có thể sử dụng than xử lý ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh minh họa: Internet

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn và hiện đang tập trung phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, ngành này cũng đặt ra nhiều thách thức và tác động không nhỏ đến môi trường và sự phát triển bền vững, nhất là việc lạm dụng các hóa chất trong cải tạo xử lý ao đầm và phát thải trong xử lý cải tạo ao nuôi tôm cá… Một số hộ nông dân vẫn dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt giáp xác trong các ao nuôi không chỉ gây tác động xấu đến môi trường sản xuất mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 

Đồng ruộng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐĐBSCL) cũng là nơi mà thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng rất nhiều, trung bình 1,8kg hoạt chất/ha/vụ và phun từ 5,7 đến 8,2 lần/vụ (Berg, 2001). Thuốc BVTV hoạt chất diazinon và fenobucarb thường được sử dụng phổ biến trong canh tác lúa (Berg, 2001). Việc ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV còn gây ra những tác hại nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến môi trường nước, ngăn cản sự sinh trưởng và cấu trúc của hệ sinh thái thủy vực (Margni và ctv., 2002). Ngoài ra thuốc BVTV còn ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng nuôi thủy sản, như Fenobucarb tác động tiêu cực đến ChE (một enzyme quan trọng trong dẫn truyền thần kinh) gây chết cá. Do đó việc tìm ra biện pháp giảm thiểu tác hại và dư lượng của thuốc BVTV trong đối tượng nuôi là rất cần thiết.

Ứng dụng của than hoạt tính

thủy sản, than hoạt tính, than hoạt tính trong thủy sản, nuôi cá, dư lượng hóa chất

Than hoạt tính. Ảnh: internet

Than hoạt tính là thuật ngữ khá quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực xã hội và đời sống như hóa mỹ phẩm, y học, nông nghiệp và thủy sản. Than hoạt tính là một dạng carbon được hoạt hóa ở nhiệt độ rất cao (850 - 1000 độ C). Nguyên liệu để sản xuất than hoạt tính rất đa dạng như: gỗ, vỏ trấu, than đá, gáo dừa, tre, mùn cưa,.. Với cấu trúc bề mặt xốp, diện tích tiếp xúc lớn có tác dụng hấp thu cặn bẫn và hóa chất, than hoạt tính được dùng nhiều trong công nghệ xử lý nước thải, khử các mùi hôi và vị khó chịu trong nước thải, làm sạch vết của các kim loại nặng. Nghiên cứu của Yang et al., 2010 cho thấy rằng than sinh học có khả năng hấp phụ độc chất.

Một nghiên cứu mới đây của Nguyễn Khoa Nam và ctv., 2018 đã cho thấy than tre, than tràm, than trấu và than hoạt tính từ gáo dừa có thể làm giảm ảnh hưởng của Fenobucarb đến ChE (một enzyme quan trọng trong dẫn truyền thần kinh ở cá rô đồng). Hoạt tính ChE ở cá Rô đồng rất nhạy cảm với hoạt chất Fenobucarb (Võ Thị Yến Lam và Nguyễn Văn Công, 2013) nên loài cá này được chọn để nghiên cứu.

Bố trí thí nghiệm

thủy sản, than hoạt tính, than hoạt tính trong thủy sản, nuôi cá, dư lượng hóa chất

 - Đối với trấu, sử dụng lò hầm than hầm trong 3 giờ nhiệt độ dao động từ 400oC đến 440oC. 

- Than hoạt tính gáo dừa được mua từ Công Ty TNHH Vật tư Thiết bị Bình Minh để xem như than chuẩn so sánh với các loại than tre, tràm, trấu. 

- Thuốc trừ sâu tên thương mại Bassa 50EC chứa 50% khối lượng hoạt chất Fenobucarb được sử dụng làm nguồn độc chất thuốc BVTV trong thí nghiệm.

Than sau khi thu sẻ được nghiền và sàn qua rây kích cỡ 1-2 mm, tiếp tục sấy ở 105oC để đồng nhất về độ ẩm. Cho than ở các lượng 1, 2, 3, 5 và 7 g/L vào dung dịch chứa hoạt chất Fenobucarb (12 mg/L) được pha từ Bassa 50EC rồi đưa vào máy lắc và lắc ở tốc độ 100 vòng/phút trong các thời gian 30, 60, 90 và 120 phút. Sau đó lọc nước qua rây để loại than ra rồi sử dụng dung dịch này cho cá Rô đồng phơi nhiễm trong 3 giờ.

Kết quả:

Than tre, than tràm, than trấu và than hoạt tính gáo dừa có thể làm giảm ảnh hưởng của Fenobucarb đến ChE ở cá rô đồng. Tỷ lệ làm giảm ảnh hưởng của thuốc BVTV giảm theo trình tự: than hoạt tính > than trấu > than tràm > than tre. Qua nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng than xử lý ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Fenobucarb. 

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản việc sử dụng hóa chất đã gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam. Áp dụng các giải pháp giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV ngày càng được quan tâm. Tràm, tre và dừa là những loại cây được trồng rất phổ biến ở ĐBSCL. Qua nghiên cứu, bà con nông dân có thể tận dụng các loại cây trồng sẵn có, xung quanh nhà và trấu từ nhà máy xay xát lúa hầm than để hấp thu thuốc BVTV từ đó bà con có thể ứng dụng than để giảm ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống, tôm cá nuôi và giảm tồn lưu trong môi trường.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Văn Công. Tạp chí: Khoa học và công nghệ Nông nghiệp. Tập 2(2) - 2018.

Đăng ngày 19/08/2019
NHƯ HUỲNH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:30 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:30 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:30 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:30 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:30 25/04/2024