Thành công Mô hình “Cho cá Bỗng sinh sản tại nhà các hộ dân”

Với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/1kg, cá Bỗng là loài có giá trị thương phẩm cao, được thị trường ưa chuộng, tuy nhiên những năm gần đây vấn đề cung cấp con giống cho các hộ nuôi cá gặp nhiều khó khăn, do nguồn giống cạn kiệt.

sinh san co bõng
Lãnh đạo huyện Quang Bình, Sở Nông nghiệp – PTNT, Trung tâm Thủy sản tỉnh kiểm tra cá giống và bàn giao mô hình cho hộ dân.

Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của xã Hương Sơn và của huyện Quang Bình trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thì yếu tố con giống và kỹ thuật nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất, sản lượng.

Từ những yêu cầu trên, Trung tâm Thủy sản Hà Giang đã phối hợp với huyện Quang Bình thực hiện Mô hình “Cho cá Bỗng sinh sản tại nhà các hộ dân” tại xã Hương Sơn, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Huyện Quang bình hỗ trợ ống nước, lều bạt; Trung tâm Thủy sản Hà Giang hỗ trợ, chuyển giao khoa học kỹ thuật; người dân bỏ công lao động, địa điểm, thức ăn cho cá... Đến nay mô hình đã thành công, mang lại kết quả rất khả quan, bàn giao cho hộ dân. Mô hình được thực hiện thành công trên 4 đôi cá Bỗng bố mẹ của gia đình ông Hoàng Kim Sông, thôn Buông (xã Hương Sơn). Sau 3 tháng thực hiện đã cho ấp nở thành công 40.000 cá con khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn xuất bán. Với giá 5.000 – 10.000 đồng 1 con cá giống bằng đầu đũa như hiện nay, thì trừ chi phí vật tư, thiết bị, thức ăn... lợi nhuận tối thiểu thì gia đình ông Hoàng Kim Sông cũng thu được khoảng 200 triệu đồng.

Ông Vi Quang Ngọc, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Để triển khai thực hiện mô hình, bước đầu cũng gặp khó khăn trong công tác vận động các hộ dân, vì mô hình thực hiện trên chính cá Bỗng bố mẹ của hộ gia đình tham gia, nên đa số ngần ngại không muốn tham gia sợ chết cá bố mẹ, Trung tâm đã phải cử cán bộ xuống từng hộ dân tuyên truyền vận động và qua đó người dân thấy được lợi ích của việc cho cá Bỗng sinh sản tại hộ gia đình nên đồng ý tham gia. Trung tâm đã phối hợp với UBND xã Hương Sơn, Trạm Khuyến nông huyện Quang Bình chọn hộ, chọn địa điểm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, đồng thời cam kết mua lại với giá thỏa đáng cá bố mẹ nếu không thành công. Trong suốt quá trình thực hiện, cán bộ của Trung tâm đã ăn, ở cùng người dân, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật như quy trình nuôi bỗ cá bố mẹ, cho sinh sản nhân tạo, ương cá bột lên cá hương, điều chỉnh lượng thức ăn, điều tiết các yếu tố khác cho hợp lý, kịp thời, tránh thiệt hại tới cá ương nuôi trong ao.

Tại buổi nghiệm thu, bàn giao mô hình, ông Hoàng Kim Sông đã không giấu được sự vui mừng cho biết: Từ trước đến nay, các hộ dân trong thôn, trong xã nuôi cá Bỗng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên bắt được ở các sông, suối của xã hoặc mua từ địa phương khác về, nay mô hình cho cá Bỗng sinh sản tại nhà thành công không những mang lại thu nhập cho gia đình mà còn chủ động nguồn giống cung cấp cho các hộ dân trong xã, đồng thời bảo vệ được nguồn gen quý cá Bỗng Hương Sơn...

Đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT khẳng định: Đây là mô hình kết hợp giữa người dân, nhà khoa học với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đến nay có thể khẳng định mô hình đã thành công 100%. Việc thực hiện thành công mô hình không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân mà còn mang lại hiệu quả xã hội to lớn; giúp người dân có thêm nhiều kỹ thuật mới trong sản xuất cá Bỗng nói riêng và sản xuất giống thủy sản nói chung, tăng năng suất, chất lượng, sản lượng nuôi, đáp ứng nhu cầu trước mắt về con giống tại chỗ, tiến tới trở thành hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm giàu. Qua đây cũng giúp người dân có ý thức trách nhiệm hơn trong việc phát triển giống thủy sản bản địa tại địa phương, giảm tác động khai thác, góp phần bảo vệ nguồn thủy sản tự nhiên. Vấn đề then chốt còn lại là làm sao nhân rộng được mô hình.

Báo Hà Giang
Đăng ngày 20/05/2013
Văn Nghị
Nuôi trồng

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 09:33 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 09:33 02/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 09:33 02/10/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 09:33 02/10/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 09:33 02/10/2024
Some text some message..