Thanh Hóa: Chuyển đổi đất sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm

Thời tiết diễn biến bất thường, thị trường ngày càng bị thu hẹp,... là lý do khiến diêm dân không còn mặn mà với nghề dẫn đến nhiều diện tích sản xuất muối bị bỏ hoang. Để giải quyết khó khăn cho người dân, những năm gần đây, huyện Hậu Lộc đã đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sang các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thanh Hóa: Chuyển đổi đất sản xuất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm
Diện tích nuôi trồng thủy sản của gia đình anh Lê Văn Hải, thôn 1 Tam Hòa, xã Hòa Lộc.

Tại xã Hòa Lộc, làm muối là một trong những nghề truyền thống. Với diện tích sản xuất là 50,43 ha, sản lượng muối trung bình mỗi năm là 123 tấn/ha, nghề đã giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Được biết, để làm ra được hạt muối, mỗi vụ diêm dân cũng phải đầu tư khá nhiều công sức, tiền bạc. Nếu chỉ tu sửa đồng ruộng, khoảng 3 đến 4 triệu đồng; còn làm mới, phải mất khoảng 12 đến 15 triệu đồng. Thế nhưng, một ngày lao động cật lực cũng chỉ thu được từ 120 đến 150 nghìn đồng/người. Với phương pháp làm muối truyền thống, nếu thời tiết nắng, diêm dân có thể sản xuất 100 kg muối/ngày, khi thời tiết không ủng hộ, năng suất sẽ giảm. Ông Đào Nguyên Hồng, Giám đốc HTX muối Tam Hòa, xã Hòa Lộc, cho biết: “Sản lượng muối thấp, nguyên nhân chính là do chưa được đầu tư công nghệ, sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên năng suất chưa cao, không có khả năng cạnh tranh với muối nhập khẩu. Bên cạnh đó, mỗi năm vụ muối kéo dài chỉ khoảng 5 tháng, nên thời gian thiếu việc làm của diêm dân rất lớn. Đồng thời, việc tìm đầu ra cho sản phẩm muối cũng khá khó khăn...”. Trước tình hình đó, UBND xã đã khuyến khích người dân chuyển đổi đất sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Là một trong những hộ dân đầu tiên chuyển đổi, gia đình anh Lê Văn Hải, thôn 1 Tam Hòa đã mạnh dạn vay vốn chuyển đổi gần 2 ha sản xuất muối sang nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGap. Anh cho biết: “Trước thực trạng việc sản xuất muối không còn đạt hiệu quả kinh tế như những năm trước, gia đình đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Thời gian đầu tuy gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng lợi nhuận thu về cao gấp nhiều lần so với sản xuất muối”. Vụ mùa vừa qua, với 1,2 ha nuôi trồng, sản lượng tôm thu được là 5 tấn, doanh thu hơn 700 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Huân, phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã có 14 hộ đã chuyển đổi, với diện tích 12 ha, hầu hết là nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó có 3 ha nuôi theo hướng VietGap. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cũng không dễ dàng bởi lâu nay các hộ chủ yếu sản xuất muối, nay chuyển sang NTTS đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ thuật nuôi trồng và nhất là nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn nước phục vụ cho NTTS chưa bảo đảm chất lượng. Hiện nay, trên địa bàn xã, diện tích sản xuất muối kém hiệu quả kinh tế đang được chuyển đổi theo hai hướng: NTTS và xây dựng cụm công nghiệp.

Được biết, huyện Hậu Lộc có hơn 138 ha đất sản xuất muối ở hai xã Hải Lộc và Hòa Lộc. Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo chuyển đổi gần 20 ha đất muối kém hiệu quả kinh tế sang nuôi tôm công nghiệp, cá bống giống... Từ thực tế đó, thời gian tới, toàn huyện phấn đấu chuyển đổi 56 ha đất muối sang NTTS và các mục đích khác. Đại diện lãnh đạo UBND huyện Hậu Lộc, cho biết: Đối với những diện tích đã chuyển đổi sang NTTS cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần xem xét, nghiên cứu các mô hình phù hợp với điều kiện canh tác và thị trường tiêu thụ, ưu tiên mở rộng mô hình nuôi công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, coi trọng việc liên kết với các doanh nghiệp để đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giảm bớt những rủi ro, nâng cao chất lượng và giá trị sản xuất...Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo đảm đời sống diêm dân sau khi dừng sản xuất muối. Đồng thời, đối với những diện tích muối còn lại, cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng các sản phẩm muối.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 29/05/2019
Lê Ngọc
Nông thôn

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 21:10 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 21:10 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 21:10 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 21:10 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 21:10 19/12/2024
Some text some message..