Thanh Hóa: Khó khăn trong quản lý nguồn giống thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, con giống là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến các khâu của chuỗi sản xuất, như chất lượng, năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung ứng giống thủy sản đang gặp nhiều khó khăn, thiếu sự kiểm soát. Số con giống được sản xuất tại các cơ sở trên địa bàn thấp, chỉ chiếm gần 20% (khoảng 1,1 tỷ con giống các loại/năm).

Thanh Hóa: Khó khăn trong quản lý nguồn giống thủy sản
Ao nuôi giống của ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Mỹ Điền, xã Đa Lộc (Hậu Lộc).

Những năm gần đây, sản lượng nuôi trồng thủy sản của người dân ở một số huyện trên địa bàn tỉnh, như: Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương... chưa cao. Theo ý kiến của nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản, một phần nguyên nhân là do con giống chưa bảo đảm về chất lượng cũng như số lượng. Ông Nguyễn Văn Dũng, ở thôn Mỹ Điền, xã Đa Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Tuy đã tìm hiểu và kiểm tra chất lượng giống từ một số cơ sở nuôi giống uy tín tại địa phương nhưng không ít lần ông nhập phải giống tôm chất lượng kém, bị nhiễm bệnh. Qua tìm hiểu, ông nhận thấy hầu hết những hộ nuôi tôm trên địa bàn xã đều gặp phải khó khăn tương tự. Sau một thời gian nghiên cứu, để việc nuôi đạt hiệu quả, ông đã đào ao nuôi giống có diện tích 140 m2, nuôi từ 50 đến 60 vạn con giống. Giống tôm được ông nhập từ Công ty CP Việt - Úc (tỉnh Bình Định), mỗi lứa giống đều có hồ sơ nguồn gốc rõ ràng và được kiểm tra dịch bệnh trước khi thả xuống ao nuôi. Việc chủ động nguồn giống khiến sản lượng tôm mỗi vụ của gia đình ông luôn ổn định. Bên cạnh đó, ao giống của ông còn tạo điều kiện cho người dân ở địa phương tiếp cận được nguồn giống có chất lượng, hạn chế rủi ro trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc nhập giống từ nơi khác cũng khiến người dân không chủ động được mùa vụ. Khi nhập các loại giống thủy sản, do vận chuyển đường dài với mật độ cao làm tôm bị yếu, tỷ lệ hao hụt lớn, khó kiểm soát mầm bệnh.

Được biết, toàn tỉnh hiện có 44 trại sản xuất giống cá nước ngọt, 3 cơ sở sản xuất tôm sú, ngao... 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng cá bột đạt 900 triệu con, 50 triệu con tôm sú giống PL15. Sản lượng giống cá bống bớp, ngao Bến Tre đạt mức ổn định. Bên cạnh đó, các cơ sở còn di ương 500 triệu con tôm giống, trong đó có 200 triệu tôm sú và 300 triệu tôm chân trắng. Qua tìm hiểu tại các địa phương cho thấy, ngoài những cơ sở có đủ điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh thì còn tồn tại các trại giống tự phát, quy mô nhỏ lẻ nên chất lượng con giống không bảo đảm. Một số cơ sở sản xuất giống chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng, chưa thực hiện kiểm dịch con giống khi xuất bán sản phẩm, không thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông... khiến các cơ quan quản lý cũng như người nuôi khó truy xuất nguồn gốc. Một số đối tượng nuôi chủ lực như tôm thẻ chân trắng, cá rô phi đơn tính chất lượng cao... chưa sản xuất được giống tại địa phương nên phải nhập từ nơi khác về, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chất lượng con giống. Riêng về giống tôm sú, sản xuất giống chỉ mới đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu của các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân vẫn thiếu cẩn trọng khi nhập giống, mua giống tại những cơ sở không bảo đảm uy tín nên nguồn giống chưa thực sự đạt hiệu quả, dễ bị chết hoặc dịch bệnh. Tình trạng lạm dụng hóa chất trong ao nuôi vẫn còn, các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất làm ảnh hưởng tới các nguồn nước, gây ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi thủy sản. Chưa kể, hiện nay, thời tiết, điều kiện khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản nói chung, trong đó có sản xuất giống.

Để từng bước giải quyết khó khăn, ông Cao Thanh Thọ, Trưởng Phòng Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương về thời vụ cải tạo ao, đầm, quản lý môi trường, dịch bệnh và chăm sóc đối tượng nuôi. Các huyện vùng triều cần tăng cường kiểm soát việc đưa tôm giống vào địa bàn và tuyên truyền cho chủ đồng chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín. Bên cạnh đó, hằng năm trung tâm khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật giúp người nuôi kiểm tra, chọn tôm giống sạch bệnh, hướng dẫn nuôi một số đối tượng mới, từng bước nâng cao chất lượng sản xuất giống thủy sản tại chỗ nhằm cung cấp cho các cơ sở nuôi những dòng sản phẩm con giống thủy sản tốt, an toàn dịch bệnh. Ngoài ra, các cơ sở sản suất giống cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước thải phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất. Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan của tỉnh để kiểm tra, kiên quyết xử lý những cơ sở sản xuất giống thủy sản kém chất lượng, chưa được kiểm dịch tại gốc. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của các trại sản xuất giống thủy sản, bảo đảm an toàn về chất lượng.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 08/08/2018
Lê Ngọc
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 04:05 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 04:05 03/02/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 04:05 03/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 04:05 03/02/2025

Nghề làm mắm: Đặc sản gắn liền với nghề cá

Nghề làm mắm đã gắn bó sâu sắc với đời sống của người dân vùng ven biển Việt Nam, trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực và kinh tế địa phương.

Làm mắm
• 04:05 03/02/2025
Some text some message..